Kim Động (Hưng Yên): Chắp cánh cho sản phẩm OCOP

Diendandoanhnghiep.vn Thực hiện Chương trình OCOP, huyện Kim Động đã tập trung phát triển các sản phẩm chất lượng cao, mở ra cơ hội để doanh nghiệp, HTX tham gia vào chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị nông sản.

>>> Huyện Kim Động (Hưng Yên): Thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội

Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên - Nguyễn Hữu Nghĩa thăm mô hình sản xuất đông trùng hạ thảo tại Hợp tác xã Nấm sạch Việt Tú (huyện Kim Động)

Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên - Nguyễn Hữu Nghĩa thăm mô hình sản xuất đông trùng hạ thảo tại Hợp tác xã Nấm sạch Việt Tú (huyện Kim Động)

Đa dạng sản vật địa phương

Theo Chủ tịch UBND huyện Kim Động Bùi Văn Phúc, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, mang đặc trưng, thế mạnh của vùng, những năm qua, huyện Kim Động cùng với tỉnh Hưng Yên đã triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi, góp phần đa dạng hóa các sản vật của địa phương.

Được sự hướng dẫn của Phòng NN&PTNT huyện Kim Động, chúng tôi có dịp đến thăm trang trại gà của ông Nguyễn Hữu Tuệ tại xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động (Hưng Yên) – người từng được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2022.

Trò chuyện cùng phóng viên, ông Tuệ cho biết, HTX Nguyễn Gia do ông làm Giám đốc được thành lập từ năm 2018. Ngay từ khi thành lập, HTX đã chú trọng việc chăn nuôi an toàn theo quy trình VietGAP, vừa cung ứng sản phẩm sạch ra thị trường, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Ông Nguyễn Hữu Tuệ (trái) cùng lãnh đạo phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Kim Động đưa phóng viên tham quan mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng

Ông Nguyễn Hữu Tuệ (trái) cùng lãnh đạo phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Kim Động đưa phóng viên tham quan mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng

Hiện nay, HTX Nguyễn Gia nuôi hơn 7 vạn con gà đẻ trên diện tích hơn 6.000m2 được thiết kế khép kín, khoa học, hiện đại; mỗi chuồng đều có hệ thống làm mát khi trời nắng nóng, giữ ấm khi trời lạnh. Giống gà được HTX lựa chọn là gà siêu trứng khỏe mạnh, dễ nuôi, mắn đẻ, ít dịch bệnh, năng suất trứng đạt 270 - 300 quả/năm, cho sản lượng 3 vạn quả trứng/ngày, tiêu thụ tại các thị trường lớn, các bếp ăn công nghiệp; doanh thu bình quân đạt hơn 200 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt trên 3,6 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 9 lao động với mức thu nhập trung bình 7 triệu đồng/người/tháng.

Hiện nay, trứng gà của HTX Nguyễn Gia đã được xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao.

Hiện nay, trứng gà của HTX Nguyễn Gia đã được xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao.

Theo ông Tuệ, việc chăn nuôi theo mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm giúp HTX giảm chi phí đầu vào, tạo ra sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm, có giá thành cạnh tranh, đầu ra thuận lợi, nâng cao thu nhập cho thành viên. Trong thời gian tới, HTX tiếp tục mở rộng diện tích chăn nuôi theo quy trình VietGAP, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất bảo đảm an toàn dịch bệnh; tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm; đồng thời, tiếp tục kết nối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm để thành viên yên tâm sản xuất.

Cùng ngày, phóng viên tiếp tục đến thăm HTX đầu tư sản xuất thương mại và phát triển nấm sạch Việt Tú, xã Phú Thịnh, huyện Kim Động. Tại đây, chúng tôi có dịp gặp chàng “nông dân 4.0” Nguyễn Văn Tú.

Trải nghiệm sản phẩm đông trùng hạ thảo tại HTX nấm sạch Việt Tú

Trải nghiệm sản phẩm đông trùng hạ thảo tại HTX nấm sạch Việt Tú

Gọi anh là nông dân 4.0 bởi mô hình áp dụng công nghệ vào nuôi trồng và sản xuất tại HTX của anh. Một nông trại mà không có nhiều nông dân làm việc, 100% thành viên ở độ tuổi thanh niên, nhanh nhạy với công nghệ, HTX nấm sạch của anh đã xây dựng thương hiệu rộng rãi trên mạng xã hội và lan toả tinh thần cầu thị trong lĩnh vực nông nghiệp.

Anh Tú chia sẻ, với số vốn 5 tỷ đồng ban đầu, HTX Nấm sạch Việt Tú đã mạnh dạn đầu tư nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại để phục vụ quy trình sản xuất nấm, như băng chuyền tự động, máy đóng bịch phôi, máy trộn mùn cưa, băng chuyền đưa bịch nấm lên kệ, hệ thống phun sương tự động, cảm biến nhiệt…

Hiện nay, mỗi ngày, trang trại sản xuất khoảng 1000 bịch phôi nấm. Các sản phẩm nấm của HTX đa dạng chủng loại, từ bình dân đến cao cấp, bao gồm mộc nhĩ, nấm sò, nấm rơm, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo…

Theo anh Tú, quá trình chọn nguyên liệu đến nuôi trồng đều được kiểm tra chặt chẽ, không sử dụng hóa chất để tạo ra sản phẩm nấm sạch. Việc áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và chế biến giúp HTX tăng sản lượng nấm gấp 3 lần so với phương pháp truyền thống.

Ngoài cung cấp nấm tươi cho thị trường, HTX còn đầu tư công nghệ sấy, chế biến nấm thành các sản phẩm nấm khô, trà linh chi, cao linh chi, viên hoàn linh chi… nhằm nâng cao giá trị nông sản và đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Các sản phẩm của HTX Việt Tú được chứng nhận an toàn VietGAP, vinh dự nằm trong chuỗi nông sản sạch của tỉnh Hưng Yên.
“Nông nghiệp công nghệ cao được coi là “mảnh đất màu mỡ” để những người trẻ tuổi như tôi gieo trồng và gặt hái thành công. Hướng đi mới này góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hiện đại hóa nông nghiệp của địa phương”, anh Tú cho hay.
Dây chuyền công nghệ được áp dụng trong quy trình sản xuất tại HTX nấm sạch Việt Tú

Dây chuyền công nghệ được áp dụng trong quy trình sản xuất tại HTX nấm sạch Việt Tú

>>> Khoa học công nghệ đưa sản phẩm OCOP vươn xa

>>> Hải Dương: Ứng dụng công nghệ số thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP

“Gắn sao” cho sản phẩm OCOP

Theo Chủ tịch UBND huyện Kim Động Bùi Văn Phúc, Chương trình OCOP đã tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực, góp phần đưa các sản phẩm đặc trưng, truyền thống của địa phương đến với các thị trường mới tiềm năng. Việc “gắn sao” cho sản phẩm OCOP giúp khai thác hiệu quả thế mạnh của địa phương thông qua những sản phẩm chất lượng, đúng quy chuẩn, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường trong bối cảnh hội nhập. Trong quá trình thực hiện, chương trình đã làm thay đổi tập quán sản xuất và phát huy tinh thần sáng tạo của Nhân dân cũng như phát huy ngành nghề truyền thống; định hướng người dân đến nền kinh tế thị trường hàng hóa, mở rộng sản xuất cho khu vực nông thôn.

Thời gian tới, huyện tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng liên kết chuỗi; hợp tác, liên kết từ khâu sản xuất, sơ chế biến đến tiêu thụ nông sản, để gia tăng giá trị, đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường; hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm; công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm; thiết kế bao bì, nhãn mác, sử dụng logo OCOP theo quy định; các sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên đều phải có tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; mã số, mã vạch; nhãn hiệu hàng hoá...

Đồng thời, huyện hỗ trợ, khuyến khích chủ thể sản xuất đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất phát triển sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic... bảo quản, chế biến đối với sản phẩm OCOP; xây dựng nhãn hiệu, thiết kế tem nhãn, mẫu mã, bao gói sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Chuyển đổi số để OCOP vươn xa

Ông Hoàng Văn Minh, nguyên Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kim Động cho biết, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã cùng với các cơ quan, ban ngành nỗ lực đưa các sản phẩm của các HTX lên các sàn giao dịch, sàn thương mại điện tử như ocophungyen.vn, postmart.vn, voso.vn, giúp quảng bá sản phẩm của HTX đến với người tiêu dùng khắp cả nước, giúp tăng doanh thu bán hàng.

Theo ông Minh, việc tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định để phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, giúp doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất nâng cao thu nhập là “bài toán” không đơn giản trong bối cảnh hạ tầng công nghệ thông tin ở nhiều địa phương còn chưa phát triển đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số trong phát triển OCOP. Việc tiêu thụ sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử có rất nhiều mối quan tâm cần phải giải quyết, do đó, các ngành, doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất phải “chuyển động”, chuyển đổi số từ tư duy, nhận thức đến hành động, tạo nền tảng phát triển kinh tế số nông nghiệp bền vững, bắt kịp với xu thế của thời đại.

Mục tiêu thực hiện Chương trình OCOP huyện Kim Động giai đoạn 2023 – 2025

Mục tiêu thực hiện Chương trình OCOP huyện Kim Động giai đoạn 2023 – 2025

Kim Động là địa phương có thế mạnh trong phát triển nông nghiệp, vì thế các sản phẩm OCOP do các cơ sở, HTX sản xuất đều là những mặt hàng nông sản chất lượng từ quá trình trồng trọt, chăn nuôi. Để sản phẩm được thị trường đón nhận sử dụng, UBND huyện đã yêu cầu các cơ sở, HTX bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì cũng không ngừng đổi mới, nâng cao mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Trong khâu giới thiệu, huyện phối hợp với các sở, ngành của tỉnh hỗ trợ các cơ sở tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài địa phương để người tiêu dùng biết đến sản phẩm nhiều hơn… Từ đó, “chắp cánh” cho sản phẩm vươn xa, được thị trường đón nhận và ưa chuộng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kim Động (Hưng Yên): Chắp cánh cho sản phẩm OCOP tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714403501 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714403501 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10