DĐDN vừa nhận được đơn kêu cứu khẩn thiết của doanh nghiệp đóng tàu Đức Mạnh tại xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, Hải Dương về nạn ô nhiễm môi trường mà họ đang gánh chịu từ cơ sở chế biến than Minh Đức.
Cuộc đi hiện trường tìm hiểu của phóng viên ngay sau đó, trở thành một cuộc “dấn thân” vào vùng ô nhiễm. Bởi “đón tiếp” nhóm phóng viên ngay đoạn đường là một không gian khói, bụi bủa vây.
Hãi hùng bụi than!
Bị bao bọc bởi 3 cơ sở chế biến than bao quanh, xưởng đóng tàu như bị “nuốt chửng” trong “luồng mây bụi” từ các cơ sở này bay đến ngột ngạt. Lượng bụi than dày đặc khiến cho bầu không khí đen u ám. Các công nhân xưởng đóng tàu, công việc vốn dĩ đã quá nặng nhọc, lại phải chịu đựng thêm sự hành hạ của bụi than, một loại bụi được cho là độc hại có thể dẫn đến nguy cơ lao phổi rất lớn từ suốt nhiều năm nay.
Tại văn phòng công ty đóng tàu, thấy chúng tôi vào, chị Nguyễn Thị Mát, cán bộ văn phòng Đức Mạnh tháo chiếc khẩu trang đeo mặt bức xúc: “Các anh xem, văn phòng đóng kín mà vẫn két bụi than như thế này, ngồi văn phòng mà vẫn đeo khẩu trang là đủ thấy bụi than như nào”. Nói đến đây chị Mát mở cửa phía sau văn phòng, ngay lập tức một lượng bụi than cùng tiếng gào rú của máy móc ùa vào khiến chị phải đóng vội cửa. “Đó các anh nhìn xem, họ sàng tuyển và phát tán bụi như thế đấy”.
“Thật ra nhiều người không chịu được đã phải bỏ việc ra đi, những người còn lại cũng vì miếng cơm manh áo, nhưng nếu cứ như thế này dù tinh thần người lao động cao thì sức khỏe cũng không cho phép. Chúng tôi thực sự rất lo lắng”, chị Mát nói.
Có thể bạn quan tâm
17:30, 29/08/2019
05:20, 08/08/2019
18:59, 04/08/2019
Qủa thật, khi nhóm PV tiếp cận khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp của bụi than thì chỉ sau ít phút bụi tham đã bám đầy quần áo, không khí ngột ngạt, cảm nhận rõ luồng bụi trong không khí khi hít thở. Nhưng chưa hết, chỉ tay vào mấy cánh cửa kính bị vỡ và những vụn than rải rác dưới nền nhà, chị Mát cho biết: “Các anh nhìn mấy cánh cửa kính bị vỡ không? Cả những vụn than cục dưới nền nhà này. Đó là do khi họ sàng tuyển, hàng loạt than cục bay sang ào ào như một trận mưa đá làm vỡ cửa kính, rơi xuống nền nhà. Vừa hỏng tài sản vừa rất mất an toàn cho chúng tôi, chúng tôi đã nói, họ đã biết nhưng họ vẫn mặc kệ cứ như họ là một thế lực không ai dám động vào”.
Bất lực cầm cự!
Căn phòng của giám đốc công ty cũng không khá hơn, tràn ngập bụi than. Ông Nguyễn Văn Sường, Giám đốc công ty trong dáng vẻ gầy gò, tiều tụy chia sẻ: “Chúng tôi đã rất nhiều lần nhờ cơ quan chức năng can thiệp, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một cơ quan nào xử lý họ về vi phạm môi trường. Việc cơ quan chức năng thờ ơ, khiến cho người lao động của công ty chán nản, có người vì sức khỏe đành nghỉ việc. Doanh nghiệp vì thế mà cũng giảm năng suất lao động, doanh thu ngày càng giảm. Họ làm như vậy khác nào đang “bức tử” một doanh nghiệp”.
Những gì đang xảy ra ở cơ sở chế biến kinh doanh than Minh Đức xã Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) cho thấy sự “bất chấp” những quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất...
Cũng theo ông Sường, trước cách làm gây ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, ông không những cầu cứu cơ quan chức năng mà đã trực tiếp nhiều lần đề nghị cơ sở sàng tuyển than Minh Đức phải có phương án bảo vệ, chắn bụi phát tán. “Tuy nhiên, họ vẫn mặc kệ coi thường hoạt động của doanh nghiệp cũng như sức khỏe người lao động của chúng tôi. Thậm chí họ còn có thái độ thách thức khi chúng tôi đề nghị xử lý ô nhiễm môi trường”?
“Chúng tôi mong các cơ quan công luận lên tiếng để các ban ngành của tỉnh, trung ương vào cuộc giúp đỡ doanh nghiệp, chứ cứ thế này không biết chúng tôi sẽ cầm cự được bao lâu nữa khi hàng ngày cứ phải sống, làm việc với không khí đen kịt than như thế này”, ông Sường than thở.
Theo tìm hiểu của PV DĐDN, tại Kinh Môn ngoài bãi than của Công ty Minh Đức còn nhiều bãi tập kết, chế biến sàng tuyển than không chấp hành quy định, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà không bị xử lý như bãi của công ty CPTM Sông Hàn, công ty TNHH Đức Dương.. Điều này khiến dư luận hoài nghi về sự bao che của chính quyền địa phương cho các đơn vị này.
Kỳ II: Những quyết định xử phạt cho có