Kịp thời hoà nhịp vào các xu thế mới, tranh thủ nguồn lực và động lực tăng trưởng từ kinh tế xanh và chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể đột phá “bứt tốc” trong tương lai.
>>>KINH TẾ 2023: Nhiều thách thức cần vượt qua
Phát biểu tại diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2023 với chủ đề “Tối ưu nguồn lực, vượt qua thách thức” do Bộ Ngoại giao và Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức sáng 11/1, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh: Năm 2023, môi trường quốc tế và khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều biến động, rủi ro, nhiều mặt sẽ khó khăn, thách thức hơn.
Trong đó, kinh tế thế giới có ba đặc điểm, xu hướng đáng chú ý. Thứ nhất, kinh tế thế giới mất dần động lực tăng trưởng và nguy cơ suy thoái kỹ thuật; IMF dự báo 1/3 các nền kinh tế trên thế giới sẽ suy thoái trong năm 2023.
Thứ hai, các chuyển đổi mang tính cơ cấu sẽ tiếp tục tạo ra các “va đập”, “tái cấu trúc” và định hình các nguyên tắc, “luật chơi” mới trong quản trị kinh tế toàn cầu, thậm chí một số lĩnh vực có thể sớm đi vào thực thi (như thương mại xanh, thuế tối thiểu toàn cầu…). Trong bối cảnh đó, cạnh tranh chiến lược nước lớn về kinh tế sẽ tiếp tục gia tăng quyết liệt hơn.
Thứ ba, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á được đánh giá là trọng tâm của kinh tế thế giới, là động lực tăng trưởng, trung tâm của nhiều liên kết, sáng kiến kinh tế mới của các nước.
Đánh giá năm 2023 nền kinh tế Việt Nam có những thuận lợi, cơ hội nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh đến dấu hiệu suy thoái kinh tế khiến tăng trưởng toàn cầu chậm lại, dự báo ở mức 2,2 - 2,5%. Nhiều nền kinh tế lớn, nhiều khu vực, quốc gia sẽ rơi vào suy thoái, ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam.
Cụ thể, trong 10 quốc gia chiếm 71,13% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có 6 nước (gồm Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Anh) và thêm Hồng Kông được dự báo là suy thoái kinh tế dù ở mức độ nhẹ hoặc trong ngắn hạn. Trong 10 quốc gia chiếm 80,94% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam theo dự báo có 6 nước (gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Australia, Indonesia) và thêm Đài Loan được dự báo là suy thoái.
Về đầu tư, trong 10 nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam chiếm 93% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có Trung Quốc và Thái Lan được dự báo là tương đối tích cực vào năm 2023, các đối tác còn lại gồm Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và thêm Đài Loan, Hồng Kông được dự báo là sẽ suy thoái nhẹ trong năm 2023.
“Những con số trên phản ánh tác động của suy thoái toàn cầu nói chung, của một số quốc gia, nền kinh tế lớn đến Việt Nam trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Vì vậy, nếu không quyết liệt và chủ động, khôn khéo, linh hoạt trong điều hành thì mục tiêu tăng trưởng 6,5%; lạm phát tiêu dùng bình quân 4,5% cùng nhiều mục tiêu khác sẽ là thách thức rất lớn đối với Việt Nam trong năm 2023” - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết.
Năm 2023 có vai trò quan trọng với nền kinh tế, là năm tạo đà quan trọng hướng tới hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030. Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, Việt Nam cần có cách tiếp cận tổng thể, phân tích, dự báo sát tình hình, chủ động đưa ra các kịch bản, giải pháp trọng tâm để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các đối lớn của nền kinh tế vượt qua các thách thức.
Cùng với đó, có tiếp cách tiếp cận đầy đủ hơn, tối ưu hóa nguồn lực không chỉ là dựa vào nhân lực, tài chính mà còn là nguồn lực về đất đai, các điều kiện về thể chế, chính sách để thực sự tạo ra tăng trưởng mới, động lực phát triển mới năm 2023.
Từ góc độ kinh tế đối ngoại, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho rằng cần chú trọng phương châm 3K. Đó là kiên định “ổn định chiến lược”, trong đó việc duy trì, củng cố nội lực của nền kinh tế là rất cần thiết. Đối với các nhà hoạch định chính sách, ổn định kinh tế vĩ mô trong khi duy trì mức tăng trưởng hợp lý là mục tiêu xuyên suốt được đề ra trong các kế hoạch, nghị quyết của năm 2023. Đối với doanh nghiệp, cần duy trì được các yếu tố nền tảng, các bạn hàng lớn, thị trường chiến lược, đồng thời đa phương hóa, đa dạng hóa, tận dụng mọi cơ hội, tranh thủ các thị trường ngách.
Thứ hai, kiên quyết giữ vững “tự chủ”, “tự cường” gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, trên cơ sở làm chủ khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số. Các doanh nghiệp Việt - các “gen nội” của nền kinh tế cần đầu tư hơn nữa cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trên cơ sở gắn với nhu cầu của thị trường, tăng cường đầu tư đào tạo và đào tạo lại kỹ năng cho người lao động để cải thiện vị trí trong các chuỗi giá trị toàn cầu.
Cuối cùng, kiên trì “phát triển bền vững”, các chính sách, kế hoạch sẽ phải điều chỉnh, thích ứng với tình hình dự báo nhiều bất ổn của năm 2023, tuy vậy cần bảo đảm cân bằng, phù hợp giữa các lộ trình trong ngắn hạn và dài hạn, có trọng tâm, trọng điểm để tối ưu hoá nguồn lực.
Có thể bạn quan tâm
KINH TẾ 2023: Tận dụng mọi thời cơ, vận hội để hồi phục và phát triển
06:51, 04/01/2023
DỰ BÁO KINH TẾ 2023: Khơi thông nguồn lực của doanh nghiệp
17:30, 27/12/2022
DỰ BÁO KINH TẾ 2023: Thị trường vốn có nhiều điểm sáng
17:12, 27/12/2022
DỰ BÁO KINH TẾ 2023: “Gió ngược” ngành logistics
17:12, 27/12/2022
DỰ BÁO KINH TẾ 2023: Thanh khoản sẽ tốt hơn vào những tháng cuối năm 2023
16:07, 27/12/2022
DỰ BÁO KINH TẾ 2023: Tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho thị trường bất động sản
16:00, 27/12/2022
DỰ BÁO KINH TẾ 2023: Tăng trưởng tích cực từ quý 3 trở đi
15:38, 27/12/2022
DỰ BÁO KINH TẾ 2023: Doanh nghiệp chủ động có kịch bản ứng phó
14:32, 27/12/2022
KINH TẾ 2023: Trở ngại trong xuất khẩu là thách thức với tăng trưởng
03:30, 23/12/2022