Kinh tế Việt Nam qua 4 làn sóng COVID-19 (Kỳ II): Ba hướng hành động cho tái mở cửa và hồi phục

THY HẰNG 14/11/2021 04:00

Ngân hàng thế giới khuyến nghị, khi nền kinh tế mở cửa trở lại và phục hồi, ba hướng hành động chính cần chú trọng gồm y tế, chính sách tài khoá, lạm phát và sức khoẻ khu vực tài chính.

>>>>> Xem thêm: Phục hồi kinh tế: Chính sách tài khóa yểm trợ cho chính sách tiền tệ

Theo Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều trở ngại trong việc khởi động lại nền kinh tế sau một thời gian cách ly xã hội kéo dài, nhưng những diễn biến tích cực được quan sát trong tháng 10 cho thấy tình hình kinh tế sẽ tiếp tục cải thiện và tăng trưởng được đẩy mạnh trong những tháng tới.

WB cho rằng, một làn sóng có thể buộc Chính phủ phải áp dụng các biện pháp hạn chế mới để bảo vệ tính mạng của người dân.

WB cho rằng, một làn sóng có thể buộc Chính phủ phải áp dụng các biện pháp hạn chế mới để bảo vệ tính mạng của người dân.

Các can thiệp về chính sách tài khóa sẽ phát huy hiệu quả, trong đó có việc miễn giảm thuế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công và cung cấp trợ giúp xã hội cho những đối tượng gặp khó khăn.

Từ đó, WB đưa ra khuyến nghị, khi nền kinh tế mở cửa trở lại và phục hồi, ba hướng hành động chính vẫn có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, về mặt y tế, việc tiếp tục triển khai tiêm vắc-xin một cách nhanh chóng và tăng cường cảnh giác bằng biện pháp xét nghiệm và cách ly sẽ đóng vai trò quan trọng vì số ca nhiễm dự kiến sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng mức độ di chuyển và tiếp xúc.

WB cho rằng, một làn sóng có thể buộc Chính phủ phải áp dụng các biện pháp hạn chế mới để bảo vệ tính mạng của người dân.

Thứ hai, chính sách tài khóa chủ động hơn sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế. Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong tháng 11 và tháng 12/2021 cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải, du lịch, lưu trú, ăn uống và giải trí đã được thông qua, và được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu trong nước vốn đã bị suy giảm nghiêm trọng. Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công có thể hỗ trợ tổng cầu trong khi đẩy mạnh trợ giúp xã hội có thể thúc đẩy cầu từ khu vực tư nhân.

Cuối cùng, lạm phát cũng cần được theo dõi vì nhu cầu trong nước phục hồi trong bối cảnh giá năng lượng trên thế giới tăng có thể gây ra áp lực tăng giá. WB cũng lưu ý, sức khỏe khu vực tài chính cũng cần được giám sát chặt chẽ.

Trao đổi về vấn đề này, TS Vũ Đình Ánh nhận định, lạm phát thời điểm này của Việt Nam mới dừng ở 1,8%, là mức rất thấp. Bởi các gói hỗ trợ của Việt Nam nhỏ, triển khai muộn nên tác động có độ trễ. Cùng với đó, tuy Việt Nam lạm phát chi phí do giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng nhưng tổng cầu thấp nên nhiều nhà sản xuất không dám tăng giá thành. Do đó, nếu năm nay chúng ta không kích lạm phát thông qua kích thích tiêu dùng hoặc tăng giá thì lạm phát của năm 2022 sẽ gánh những yếu tố này.

Trong báo cáo vĩ mô tháng 11-2021, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định lạm phát thấp hiện nay sẽ tạo thêm dư địa cho nhà điều hành tiếp tục đẩy mạnh các chính sách nới lỏng tiền tệ. Thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng kỳ vọng lãi suất cho vay giảm thêm để hỗ trợ hoạt động sản xuất - kinh doanh vốn đang gặp rất nhiều khó khăn. 

Tăng

Tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm 2021.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết thời gian qua, NHNN đã có nhiều chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ngay từ năm 2020, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm từ 1,5%-2%, là mức giảm sâu so với khu vực. Ở khía cạnh khác, Việt Nam có độ mở kinh tế lớn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP là 200% nên có áp lực rủi ro của lạm phát nhập khẩu.

"Xu hướng lạm phát tăng nhanh khiến nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã và đang phải dừng, rút dần biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ. Đến nay, đã có 65 lượt tăng lãi suất trên thế giới. Bởi vậy, áp lực lạm phát và điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới nhìn từ tác động bên ngoài là rất lớn. Trong nước, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng đang gia tăng và ngân hàng thương mại đang giảm lãi suất bằng nguồn lực tài chính của họ chứ không phải bằng ngân sách. Khi nợ xấu gia tăng, các tổ chức tín dụng phải dùng nguồn lực tài chính của mình để xử lý nợ xấu. Nếu tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng bị suy giảm thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả và an toàn của hệ thống", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhìn nhận.

Từ đó, NHNN cho biết để tránh rủi ro lạm phát quay trở lại như năm 2011 có thời điểm lên tới 18%, cần tính toán thận trọng trong công tác điều hành. NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo hệ thống tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất nhưng vẫn phải bảo đảm tỉ lệ an toàn của từng tổ chức tín dụng và cả hệ thống để tránh tác động lan truyền.

"Chúng tôi đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành như để tính toán các gói hỗ trợ lãi suất với quy mô, phạm vi, liều lượng hợp lý trên cơ sở vẫn phải bảo đảm các ổn định kinh tế vĩ mô và phòng ngừa rủi ro lạm phát trong thời gian tới cũng như phòng ngừa rủi ro đối với an toàn của hệ thống ngân hàng", Thống đốc NHNN khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

  • Dồn lực phục hồi và phát triển kinh tế

    11:00, 13/11/2021

  • “Điểm tựa” phục hồi kinh tế

    04:00, 13/11/2021

  • Chủ tịch Quốc hội: Gói kích thích kinh tế phải chú trọng cả tổng cung, tổng cầu

    15:10, 12/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kinh tế Việt Nam qua 4 làn sóng COVID-19 (Kỳ II): Ba hướng hành động cho tái mở cửa và hồi phục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO