Kỳ vọng mới cho quan hệ Việt Nam - Đan Mạch

TRƯỜNG ĐẶNG 12/01/2024 04:00

Sự tiếp nối ngôi vị cao nhất trong Hoàng gia của vợ chồng Thái tử Đan Mạch được kỳ vọng sẽ mở ra trang mới cho quan hệ ngoại giao Đan Mạch và Việt Nam.

Hoàng hậu

Nữ hoàng Vương quốc Đan Mạch Margrethe II thông báo chuẩn bị nhường ngôi cho Thái tử Frederik sau 52 năm trị vì

Hoàng gia Đan Mạch sắp bước sang kỷ nguyên mới

Trong bài phát biểu chào mừng năm mới tối 31/12/2023, Nữ hoàng Đan Mạch đã tuyên bố sẽ thoái vị vào ngày 14/1/2024 và nhường ngôi cho Thái tử Frederik, kết thúc một triều đại dài 52 năm.

>>Còn nhiều dư địa hợp tác chuyển đổi xanh giữa Việt Nam - Đan Mạch

Nửa thế kỷ trị vì của Nữ hoàng Margrethe II chứng kiến thời gian tồn tại dài nhất của một vị quân chủ trong lịch sử Đan Mạch. Bà đảm nhận vai trò Nữ hoàng ở tuổi 31 vào năm 1972 khi cha bà, Vua Frederik IX qua đời. Kể từ đó, Nữ hoàng đã trở thành nguyên thủ quốc gia được yêu mến và kính trọng cũng như là người đại diện cho Vương quốc Đan Mạch.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã ra tuyên bố cảm ơn Nữ hoàng vì "sự cống hiến suốt đời và những nỗ lực không mệt mỏi cho Vương quốc" và khẳng định rằng "Nữ hoàng Margrethe là biểu tượng của đất nước Đan Mạch và là đại diện cho đất nước Đan Mạch và dân tộc Đan Mạch trong suốt những năm qua”.

Cùng với đó, việc kế vị ngai vàng sẽ diễn ra vào Chủ nhật ngày 14 tháng 1 năm 2024. Thái tử sẽ kế vị ngai vàng Đan Mạch với tư cách là Vua Frederik thứ 10. Cặp đôi Hoàng gia sẽ mang danh hiệu Vua và Hoàng hậu Đan Mạch. Sau khi kế vị ngai vàng, Đức vua mới, theo Hiến pháp, sẽ đảm nhiệm tất cả các nhiệm vụ của nguyên thủ quốc gia Vương quốc Đan Mạch.

Gia đình Hoàng gia Đan Mạch dành nhiều tình cảm cho Việt Nam

Gia đình Hoàng gia Đan Mạch dành nhiều tình cảm cho Việt Nam

Việt Nam kỳ vọng vào kỷ nguyên mới với Đan Mạch

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1971, Việt Nam và Đan Mạch đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và bền chặt. Và trong triều đại mới của Vua và Hoàng hậu Đan Mạch, mối liên kết này được dự báo sẽ tiếp tục nở rộ.

Hoàng gia Đan Mạch có mối liên hệ thân thiết đặc biệt với Việt Nam vì cố Hoàng thân Henrik, cha của Đức vua sắp kế vị Frederik X, đã trải qua một số năm niên thiếu và tuổi trẻ ở Việt Nam. Từ 2009 tới 2022, gia đình Hoàng gia Đan Mạch đã có ba chuyến thăm chính thức tới Việt Nam – cho thấy vị thế của Việt Nam tại quốc gia Bắc Âu này.

Trong kỷ nguyên quan hệ mới, Đan Mạch và Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ trên các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại, kinh tế với trọng tâm là tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. 

>>Hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Đan Mạch thúc đẩy chuyển đổi xanh

Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam ngày càng được các doanh nghiệp lớn của Đan Mạch chú ý như tập đoàn LEGO, Pandora, Ecco hay Scancom. Trong đó, khoản đầu tư lớn trên 1 tỷ USD của tập đoàn LEGO có thể coi là bước đột phá trong hợp tác kinh tế giữa hai nước nói chung, đồng thời phản ánh vị trí chiến lược của Việt Nam trong mạng lưới chuỗi cung ứng của công ty trên toàn cầu.

Kỷ nguyên mới của Hoàng gia Đan Mạch hứa hẹn sẽ tiếp thêm xung lực cho quan hệ Đan Mạch - Việt Nam

Kỷ nguyên mới của Hoàng gia Đan Mạch hứa hẹn sẽ tiếp thêm xung lực cho quan hệ Đan Mạch - Việt Nam

Cùng với việc tiếp tục thực thi EVFTA, Việt Nam và Đan Mạch đang tìm kiếm những lĩnh vực mới để làm “lực đẩy” cho quan hệ ngoại giao ngày càng vững chắc. Tại đó, kinh tế xanh sẽ là một không gian có nhiều tiềm năng, như chia sẻ của bà Lina Hansen, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đan Mạch phụ trách thương mại và bền vững toàn cầu.

Vào năm 2022, nhân dịp kỷ niệm 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, gia đình Thái tử đã dẫn đầu phái đoàn doanh nghiệp với hơn 30 công ty Đan Mạch tới thăm một loạt các thành phố lớn ở Việt Nam để xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, chuyển đổi xanh.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam vào ngày 1/11/2023, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đã cùng tuyên bố thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh (GSP) giữa Việt Nam và Đan Mạch.

Việc ký kết GSP đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng như thiết lập khuôn khổ vững chắc hỗ trợ Việt Nam phát triển nền kinh tế ít carbon, thích ứng với biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn. GSP sẽ kế tục và củng cố các chương trình hợp tác hiện có trong các lĩnh vực Khí hậu, Môi trường và Năng lượng, Lương thực và Nông nghiệp, Hợp tác Thương mại và Kinh doanh, Khoa học Y tế và Đời sống, Thống kê và các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm.

Bởi vậy, trang sử mới của Hoàng gia Đan Mạch có thể là lực đẩy cho hợp tác ngày càng bền vững giữa quốc gia Bắc Âu với Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế tương lai như chuyển đổi xanh hay năng lượng bền vững.

Có thể bạn quan tâm

  • Châu Âu vẫn

    Châu Âu vẫn "loay hoay" giải quyết bài toán lạm phát

    03:00, 08/01/2024

  • Pháp - Đức: Hai thái cực đối lập của châu Âu trong 2023

    Pháp - Đức: Hai thái cực đối lập của châu Âu trong 2023

    04:00, 27/12/2023

  • Bỏ hàng triệu USD thu hồi carbon, châu Âu loay hoay tìm kho chứa

    Bỏ hàng triệu USD thu hồi carbon, châu Âu loay hoay tìm kho chứa

    04:00, 28/12/2023

  • Châu Âu

    Châu Âu "chật vật" đi tìm động lực tăng trưởng

    03:30, 23/12/2023

  • Mục tiêu phát thải ròng của châu Âu có nguy cơ

    Mục tiêu phát thải ròng của châu Âu có nguy cơ "đổ bể"

    04:00, 17/12/2023

  • "Hé lộ" bức tranh kinh tế châu Âu năm 2024

    04:00, 16/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kỳ vọng mới cho quan hệ Việt Nam - Đan Mạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO