Kỳ vọng vào “bệ đỡ” nền kinh tế

THY HẰNG thực hiện 12/02/2021 11:00

Khẳng định nông nghiệp là bệ đỡ quan trọng của nền kinh tế, Thủ tướng đặt mục tiêu cho ngành trong năm tới là 44 tỷ USD.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Thủ tướng đã khẳng định nông nghiệp là “bệ đỡ” quan trọng của nền kinh tế và đặt mục tiêu xuất khẩu cho ngành trong năm tới là 44 tỷ USD, đây là kỳ vọng lớn, nhưng là khả thi khi chúng ta kiểm soát được các thị trường lớn.

- Thưa Bộ trưởng, ngành nông nghiệp một lần nữa đã khẳng định được vai trò “bệ đỡ” nền kinh tế trong năm khủng hoảng của đại dịch COVID-19, kết quả nào Bộ trưởng thấy hài lòng nhất và điều gì khiến Bộ trưởng còn trăn trở?

Trong tác động chung của kinh tế Việt Nam vì đại khủng hoảng COVID-19, khu vực nông nghiệp cũng có một năm đầy thách thức, khó khăn. Trong khi đó, nhiệm vụ về chỉ tiêu tăng trưởng, xuất nhập khẩu… được giao cũng cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng phải đối diện thách thức mang tính đặc trưng của ngành đó là sự khắc nghiệt của thiên tai, hạn hán chưa từng có.

Tuy nhiên bằng sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, các bộ ngành, địa phương và các thành phần kinh tế, các chỉ tiêu cơ bản được Chính phủ giao cho ngành đã được nỗ lực thực hiện, sản lượng lương thực đáp ứng 100% nhu cầu trong nước và thoả mãn nhu cầu xuất khẩu.

Kết quả tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành khoảng 2,65%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,25 tỷ USD. Duy trì 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Đây là kết quả tốt trong bối cảnh thị trường biến động, “căng thẳng” rối loạn vì COVID-19.

Đặc biệt, trong năm 2020, thành lập mới 1.055 doanh nghiệp, nâng tổng số lên trên 13.280 doanh nghiệp nông nghiệp. Đáng nói hơn, nhiều nhà máy chế biến đã đi vào hoạt động và đang phát huy hiệu quả.

- Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn cho biết gặp nhiều khó khăn, mặc dù dòng đầu tư liên tục tăng lên nhưng vẫn còn khiêm tốn, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp chế biến, thưa Bộ trưởng?

Tại hội nghị tổng kết ngành Thủ tướng đã đặc biệt nhắc tới con số, trong vòng hơn 3 năm qua, đã có 67 dự án lớn với giá trị 2,56 tỷ USD đầu tư, “khu trú” vào chế biến nông sản, công nghệ hiện đại tương đương thế giới.

Thực tế, trong vòng 5 năm qua số doanh nghiệp nông nghiệp đã tăng gấp 3 lần so với tổng số doanh nghiệp nông nghiệp từ trước đến nay, điều này cho thấy không thể thể nói doanh nghiệp không mặn mà với nông nghiệp. Đồng thời cho thấy sự chung tay của các thành phần kinh tế vào sự phát triển của ngành.

Chủ trương chính sách của Đảng và địa phương là luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Chính sách đúng thì doanh nghiệp mới vào. Tuy nhiên thực tiễn bao giờ cũng đi trước, chính sách nhiều khi chưa theo kịp, có thể chưa xử lý được triệt để nhưng phải ghi nhận thái độ, cách tiếp cận của cả hệ thống chính trị. Có thể khẳng định, doanh nghiệp và HTX là hạt nhân của nền nông nghiệp hiện đại Việt Nam.

- Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 42 tỷ USD cho năm Tân Sửu tới đây, nhưng Thủ tướng lại đặt kỳ vọng 44 tỷ USD cho ngành, Bộ trưởng có cảm thấy quá sức?

Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 2,7 - 3% và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2021 đạt 42 tỷ USD sau kết quả 41,25 tỷ USD của năm 2020. Tuy nhiên, khẳng định nông nghiệp là bệ đỡ quan trọng của nền kinh tế, Thủ tướng đặt mục tiêu cho ngành trong năm tới là 44 tỷ USD. Thủ tướng đã kỳ vọng lớn hơn ở ngành, đây là khát vọng để toàn ngành nỗ lực phấn đấu. Mục tiêu 44 tỷ USD là lớn nhưng cũng là khả thi.

Bởi nếu không có tình huống đặc biệt về thị trường quốc tế thì mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD của năm 2021 là không khó khăn. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng chia sẻ, Thủ tướng và Chính phủ cũng đang phải giải quyết các vấn đề về thị trường quốc tế, sự kiện điện đàm gần đây, với những nỗ lực như vậy chúng ta tin tưởng có thể giải quyết được mối quan hệ với các thị trường lớn của nông sản. Riêng năm 2020, chúng ta xuất khẩu vào các thị trường lớn này khoản 10 tỷ USD, trong đó riêng mặt hàng gỗ vào thị trường Mỹ đã chiếm khoảng 7 tỷ. Nếu giải quyết được các thị trường lớn như vậy chúng ta hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu mà Thủ tướng kỳ vọng, duy trì một số ngành lợi thế như gỗ, gạo, thủy sản… Phải khẳng định năng lực sản xuất của chúng ta là đảm bảo được, nhưng đúng là chúng ta phải giải quyết tốt với các thị trường lớn.

- Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Có thể bạn quan tâm

  • 4.0, Chiến tranh thương mại, Dịch bệnh và định hướng cho nền kinh tế tư nhân

    4.0, Chiến tranh thương mại, Dịch bệnh và định hướng cho nền kinh tế tư nhân

    01:12, 08/02/2021

  • Quốc hội Mỹ hợp lực cứu nền kinh tế vượt khỏi khủng hoảng COVID-19

    Quốc hội Mỹ hợp lực cứu nền kinh tế vượt khỏi khủng hoảng COVID-19

    14:07, 06/02/2021

  • Nền kinh tế đạt kết quả khả quan ngay trong tháng đầu năm

    Nền kinh tế đạt kết quả khả quan ngay trong tháng đầu năm

    17:15, 02/02/2021

  • Tăng trưởng lĩnh vực đầu tư và dịch vụ sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế những năm tới

    Tăng trưởng lĩnh vực đầu tư và dịch vụ sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế những năm tới

    04:15, 22/01/2021

  • Chủ tịch SSC: Thị trường chứng khoán sẽ là  kênh dẫn vốn cho nền kinh tế

    Chủ tịch SSC: Thị trường chứng khoán sẽ là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế

    06:00, 21/01/2021

  • COVID-19 làm trầm trọng thêm rủi ro nợ ở các nền kinh tế mới nổi

    COVID-19 làm trầm trọng thêm rủi ro nợ ở các nền kinh tế mới nổi

    04:30, 19/01/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kỳ vọng vào “bệ đỡ” nền kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO