Thiếu kinh phí để đầu tư xây dựng hạ tầng thu gom xử lý nước thải, quy hoạch manh mún, tự phát đang báo động tình trạng ô nhiễm môi trường từ các làng nghề.
>> Ô nhiễm làng nghề tại Hà Nội: Nguyên nhân từ chồng chéo trong quản lý
Thực trạng này xảy chủ yếu ở nhiều vùng nông thôn, khu vực hạ nguồn sông, cửa biển… đang ở mức đáng báo động nhưng để ngăn chặn, khắc phục, tạo đà cho làng nghề phát triển bền vững đang là bài toán chưa thể triển khai lời giải áp dụng vào thực tế cho mỗi địa phương.
Nhìn đâu cũng thấy ô nhiễm
Thực tế, làng nghề là một hình thái kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương, góp phần ổn định an sinh xã hội. Làng nghề cũng là nhân tố cấu thành nét văn hoá đặc trưng của từng vùng miền, làng xã có lịch sử hình thành, phát triển từ nhiều đời để đóng góp vào cung – cầu thị trường hàng hoá, giao thương…
Vậy nhưng, trong vài thập niên trở lại đây, cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường, các làng nghề cũng có sự gia tăng cả quy mô lẫn số lượng. Đặc biệt, ở những nơi có quy mô mật độ dân số ngày càng tăng khiến hạ tầng phục vụ cho công tác xử lý môi trường quá tải cũng trở thành gánh nặng cho xã hội.
Qua thống kê cho thấy, cả nước có khoảng 5.400 làng nghề, trong đó có khoảng 2.000 làng nghề truyền thống đã được công nhận. Trong đó, có 60% làng nghề tập trung khu vực phía Bắc, miền Trung chiếm khoảng 23,6% và miền Nam chiếm khoảng 16,6%. Nhìn chung các làng nghề đều phát triển theo hướng manh mún, tự phát, chưa được đưa vào quy hoạch nên hoạt động theo kiểu “mạnh ai, nhà đó mở nghề” nên ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm rác thải và khí thải xảy ra phổ biến.
Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, có tới 46% số làng nghề trong diện điều tra có môi trường bị ô nhiễm nặng, 27% làng nghề ô nhiễm vừa, số còn lại đều nằm trong nguy cơ xảy ra ô nhiễm. Trong đó, hàm lượng các chất ô nhiễm theo các chỉ số COD, BOD5 hay tổng số vi khuẩn coliform trong nước thải làng nghề đều vượt tiêu chuẩn cho phép ở mức báo động.
Riêng tại Nghệ An có 153 làng nghề được công nhận nhưng từ năm 2019, cơ quan chức năng địa phương đã khoanh vùng 67 làng nghề không được khuyến khích phát triển vì nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao. Cụ thể, số làng nghề không được khuyến khích phát triển gồm: Chế biến nông sản thực phẩm (25 làng nghề); Nghề mộc, trống (21 làng nghề); Chế biến hải sản (10 làng nghề); Ươm tơ (3 làng nghề)…
Đáng quan tâm, các làng nghề được liệt kê vào danh sách “đen” này chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, đồng bằng ven biển nơi tập trung đông dân cư, gần các sông, kênh, rạch nên nguy cơ xả thải ra môi trường chưa qua xử lý rất cao.
>> Ô nhiễm môi trường làng nghề, cụm công nghiệp (Bài 4): “Dọn rác” hay “chuyển mình”?
Thực trạng trên đang là vấn đề thách thức đối với bài toán phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường trong vài thập niên trở lại đây. Quy hoạch không gian, hạ tầng kỹ thuật để tập trung xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường từ các làng nghề vẫn chưa được chú trọng, kịp thời ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước.
Ngay tại tỉnh Nghệ An, với số lượng hàng trăm làng nghề đang tồn tại ở nhiều huyện, thị, thành phố nhưng công tác đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường còn gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn chưa thể bố trí.
Ở làng nghề bún bánh Quy Chính, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, Nghệ An với hàng trăm hộ kinh doanh tham gia sản xuất bún bánh và có truyền thống từ lâu đời và tình trạng ô nhiễm môi trường cũng có “thâm niên” hàng chục năm. Cả làng có hơn 240 hộ kinh doanh tham gia sản xuất bún bánh, phân bố đều ở 2 xóm Quy Chính 1 và Quy Chính 2. Vào năm 2006, UBND tỉnh Nghệ An công nhận Quy Chính là làng nghề nhưng cũng từ đó đến năm 2019 mới được địa phương quan tâm, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải với tổng kinh phí hơn 3,8 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hồng Hải, Chủ tịch UBND thị trấn Nam Đàn, cho biết: “Gần đây, được sự quan tâm của cấp trên, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An đã triển khai dự án “xử lý, thu gom nước thải tại làng nghề bún bánh Quy Chính, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn” từ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Dự án đến nay đã hoàn thành và đang phát huy được hiệu quả rõ rệt là chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài hàng mấy chục năm qua tại địa phương chúng tôi…”.
Đây mới chỉ là 01 trong những điểm làng nghề được tỉnh Nghệ An quan tâm, tập trung đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Vậy nhưng, để “phủ sóng” được các điểm làng nghề hạn chế tối đa tình trạng gây nhiễm môi trường trên địa bàn cả nước vẫn chưa thể xử lý dứt điểm trong nay mai bởi kinh phí triển khai còn hạn hẹp. Mặt khác, công tác xây dựng quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường để di dời các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm hiện nay vẫn chưa được chú trọng, triển khai có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Hải Phòng: Làng nghề tự phát gây ô nhiễm môi trường
03:40, 29/10/2021
Bảo vệ môi trường khu vực làng nghề: Yêu cầu cấp bách
03:00, 09/10/2021
Quảng Bình: Làng nghề bún, bánh Quảng Thanh "khát" nước sạch
10:12, 18/07/2021
Ô nhiễm làng nghề tại Hà Nội: Nguyên nhân từ chồng chéo trong quản lý
04:40, 23/04/2021
Ô nhiễm môi trường làng nghề, cụm công nghiệp (Bài 4): “Dọn rác” hay “chuyển mình”?
04:20, 12/12/2020