Ô nhiễm làng nghề tại Hà Nội: Nguyên nhân từ chồng chéo trong quản lý

Diendandoanhnghiep.vn Trước “điệp khúc” ô nhiễm làng nghề tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhức nhối như hiện nay, xuất phát từ chồng chéo trong quản lý…

Không thể phủ nhận 1.350 làng nghề và làng có nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm, mang lại nhiều giá trị kinh tế, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động nông thôn, thế nhưng, có một nghịch lý khi càng nhiều làng nghề phát triển, kéo theo đó là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng. Trong khi đó, mặc dù các cơ quan chức năng đã vào cuộc để tìm cách xử lý nhưng cho đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn, khiến dư luận vô cùng quan ngại.

Ô nhiễm làng nghề tại TP. Hà Nội vẫn là bài toán chưa có lời giải dù đã nhiều kiến nghị giải pháp đã được đưa ra - Ảnh: Gia Nguyễn

Ô nhiễm làng nghề tại TP. Hà Nội vẫn là bài toán chưa có lời giải dù đã nhiều kiến nghị giải pháp đã được đưa ra - Ảnh: Gia Nguyễn

Thực tế, hầu hết các làng nghề truyền thống hiện nay đã và đang chịu những ảnh hưởng về môi trường như khói bụi, tiếng ồn,… đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, khi không có khu xử lý nước thải tập trung, các cơ sở sản xuất đều mang tính chất tự phát không có biện pháp bảo vệ môi trường.

Trong đó, nhiều làng nghề đã trở thành nỗi ám ảnh khi vào vụ sản xuất như tại các xã Minh Khai, Cát Quế, Dương Liễu, huyện Hoài Đức, nước thải từ các hộ sản xuất miến dong, sắn dây khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng và sức khỏe của người dân luôn đứng trước nhiều nguy cơ đe dọa. Hay như làng nghề mộc xã Liên Trung, Liên Hà, huyện Đan Phượng, bụi bặm luôn trở thành căn bệnh nan y, khó có thể xử lý.

Vậy, nguyên nhân từ đâu? Tại sao đã nhiều giải pháp được đề ra, trong đó là việc xây dựng các khu xử lý nước thải tập trung, di dời các cơ sở sản xuất vào các điểm công nghiệp, cụm công nghiệp,… Thế nhưng, đến nay, việc xử lý ô nhiễm làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Khó ở đâu?

Các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng ô nhiễm môi trường nhức nhối như hiện nay xuất phát từ việc chồng chéo trong quản lý - Ảnh: Gia Nguyễn

Các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng ô nhiễm môi trường nhức nhối như hiện nay xuất phát từ việc chồng chéo trong quản lý - Ảnh: Gia Nguyễn

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề nhức nhối như hiện nay, xuất phát từ cơ chế quản lý chồng chéo, từ cấp xã, huyện đến các sở, ngành. Vòng tuần hoàn ô nhiễm xuất phát từ người dân thiếu ý thức, cấp xã thiếu cán bộ phụ trách đến cơ quan quản lý chuyên ngành về môi trường và cơ quan quản lý làng nghề chưa có tiếng nói chung. Cơ quan quản lý môi trường vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền, phổ biến (chưa tiến hành kiểm tra quyết liệt, xử lý triệt để). Đó là chưa kể đến thiếu sự đồng thuận, chung sức của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý làng nghề.

Thông tin với báo chí, bà Nguyễn Hoàng Ánh - Phó trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng Cục môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho biết: “Việc xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thực sự là rất khó khăn, như tại nhiều diễn đàn, chúng tôi đã khẳng định, để giải quyết ô nhiễm môi trường khu công nghiệp, chúng ta cần 5 - 10 năm thì giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề, chúng ta cần gấp 3 lần thời gian như thế và với một quyết tâm cao độ”.

Hầu hết các làng nghề hiện nay đều thiếu những điểm xử lý nước thải tập trung, dẫn đến môi trường xung quanh luôn bị đe dọa - Ảnh: Gia Nguyễn

Hầu hết các làng nghề hiện nay đều thiếu những điểm xử lý nước thải tập trung, dẫn đến môi trường xung quanh luôn bị đe dọa - Ảnh: Gia Nguyễn

Theo bà Ánh, chúng ta vẫn phải nhất quán nguyên tắc là cơ sở phải tự xử lý, giải quyết chất thải do mình thải ra, nhưng các quy định hiện nay có một sự phân biệt giữa hai nhóm đối tượng; Nhóm thứ nhất: Cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển (là nhóm sản xuất thủ công, quy mô nhỏ, các ngành nghề chủ yếu là truyền thống...) thì tuân thủ các điều kiện cơ bản tối thiểu nhằm duy trì chất lượng môi trường. Nhóm thứ hai: Các cơ sở còn lại thì phải tuân thủ đầy đủ các trách nhiệm về bảo vệ môi trường như với cơ sở sản xuất khác.

“Mỗi làng nghề cần có phương án bảo vệ môi trường do xã xây dựng, trình huyện phê duyệt để tổ chức thực hiện, huyện chịu trách nhiệm phân bổ kinh phí và chỉ đạo việc thực hiện phương án bảo vệ môi trường này, thành phố có trách nhiệm xác định các làng nghề bị ô nhiễm và đầu tư hạ tầng bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm cho làng nghề…”, bà Ánh chia sẻ.

Mặc dù quy trình tuần tự là vậy, thế nhưng, theo các chuyên gia, trên thực tế, trách nhiệm của các đơn vị vẫn chưa được làm rõ, các địa phương có làng nghề để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường trách nhiệm quản lý của lãnh đạo địa phương vẫn bị “bỏ quên”.

Vậy đến bao giờ những làng nghề bị ô nhiễm được giải cứu? Với nhiều cấp quản lý như hiện nay, tại sao quản lý hoạt động làng nghề và kiểm soát công tác bảo vệ môi trường vẫn rơi vào tình trạng “bất lực”? Mong rằng, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý địa phương và lực lượng chức năng cần tìm được tiếng nói chung để có thể tạo ra nền tảng khắc phục hiện trạng đáng buồn này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm làng nghề tại Hà Nội: Nguyên nhân từ chồng chéo trong quản lý tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714049194 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714049194 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10