Lan tỏa “sức mạnh mềm” văn hóa Việt

Diendandoanhnghiep.vn Tôi cho rằng VCCI đã công bố và phát động thực hiện Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam là điều hết sức quan trọng và cần thiết lúc này.

>> Tạo lập văn hoá kinh doanh trực tuyến lành mạnh trên không gian số

Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập VCCI (27/04/1963 – 27/04/2023), TS. Dương Thị Kim Liên, Viện trưởng Viện hỗ trợ đổi mới sáng tạo doanh nghiệp (IBIA) đã có cuộc trò chuyện với DOANH NHÂN về giá trị và vai trò tiên phong xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam nhìn từ Bộ Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam của VCCI.

TS Dương Thị Kim Liên cho rằng, trước các cơ hội, thách thức đặt ra, chúng ta đã lựa chọn chấn hưng văn hóa dân tộc, bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng, sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là điều cốt lõi.

- Tại Hội nghị Ban chấp hành Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lần thứ ba, khóa VII, VCCI đã công bố và phát động thực hiện Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam. Bà đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh trong việc tạo ra “sức mạnh mềm” của doanh nghiệp?

Tôi cho rằng VCCI đã công bố và phát động thực hiện Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam là điều hết sức quan trọng và cần thiết lúc này. Chúng ta cần tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, qua đó nhằm góp phần kiến tạo chính sách, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời cần phát huy sức mạnh nội sinh văn hóa để hình thành và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam.

Xây dựng những doanh nghiệp Việt lớn mạnh, không chỉ đủ sức cạnh tranh trên sân nhà mà còn vươn tầm khu vực và thế giới, mỗi doanh nghiệp cần trở thành những đại sứ quảng bá giá trị văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới, lan tỏa "sức mạnh mềm" của văn hóa Việt Nam.

Như vậy, văn hoá và đạo đức kinh doanh giữ vai trò là tấm “khiên chắn”, thành trì bảo vệ doanh nghiệp trong quá trình nỗ lực bền bỉ gây dựng chữ tâm, chữ tín. Đồng thời vượt qua những cám dỗ lợi nhuận từ việc làm phi pháp. Đặc biệt, các giá trị văn hóa sẽ giúp doanh nghiệp có nền tảng vững chắc để xác định đúng triết lý kinh doanh, sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi. Nâng tầm trong các hoạt động quản lý, quản trị, điều hành, trong ứng xử với nhân viên, đối tác, khách hàng, từ đó tạo dựng được sự tin cậy, uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Đó chính là chìa khóa và sự bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững.

- Bà có chia sẻ gì về vai trò của Bộ quy tắc mà VCCI công bố?

Bộ Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam do VCCI công bố bao gồm 6 điều: Tạo giá trị kinh tế cho xã hội; Tuân thủ pháp luật; Minh bạch, công bằng, liêm chính; Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình. Có nghĩa là có rất nhiều điều cốt lõi mà các doanh nhân phải tập trung nhất là trong giai đoạn tái cấu trúc doanh nghiệp.


Tôi cho rằng, đạo đức và văn hóa kinh doanh là “trụ cột tinh thần” làm nên cốt cách của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì văn hóa và đạo đức kinh doanh sẽ luôn chi phối tình cảm, suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp đó. Khi xây dựng được văn hóa cùng với đạo đức kinh doanh đúng đắn, doanh nghiệp sẽ không lo đi “lầm đường, lạc lối” và thực hiện thành công các mục đích của doanh nghiệp đã đề ra.

Bởi, người tiêu dùng mua sản phẩm một phần, nhưng phần lớn là họ đặt niềm tin vào doanh nghiệp về chất lượng, giá trị, đẳng cấp của sản phẩm, dịch vụ. Niềm tin khách hàng dành cho doanh nghiệp chính là giá trị kết tinh của văn hóa và đạo đức kinh doanh.

Một doanh nghiệp kiên cường, có khả năng chống chọi mọi biến động, như khủng hoảng, dịch bệnh, suy thoái kinh tế…Trong đó, công tác quản trị được xem là nét văn hóa quan trọng, góp phần nâng cao tính minh bạch trong mọi hoạt động, thúc đẩy mối quan hệ bình đẳng giữa người quản lý với cổ đông, khách hàng, đối tác hay nhân viên với nhau...

Đối với người lãnh đạo, muốn hạn chế sai phạm khi điều hành hoạt động doanh nghiệp cần có tầm nhìn dài hạn, thay đổi cách nghĩ, cách làm để tạo ra môi trường văn hóa mới, hình ảnh mới cho doanh nghiệp của mình, lấy con người làm trung tâm, chú trọng bảo vệ công nhân viên, đối tác, nhà đầu tư hay bạn hàng...

Khi cộng đồng xã hội nhìn vào những tấm gương doanh nhân với sự tin tưởng, ngưỡng mộ và học tập theo để phát triển doanh nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo thành công, khi đó Việt Nam sẽ có cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp có đức, có tài, phát triển bền vững, tương xứng với khát vọng phát triển đất nước.

- Việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thông qua văn hóa kinh doanh cần được hiểu và triển khai cụ thể ra sao, thưa bà?

Thứ nhất, tạo dựng thương hiệu và uy tín. Văn hóa doanh nghiệp tích cực và độc đáo sẽ giúp tạo dựng thương hiệu, tăng uy tín và lòng tin của khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, cũng như các nhân viên trong công ty.

Thứ hai, thu hút và giữ chân nhân tài. Văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ thu hút những nhân viên tài năng, sáng tạo và tận tâm. Đồng thời, văn hóa doanh nghiệp giúp giữ chân nhân viên, giảm tỷ lệ chuyển đổi công việc và tăng độ hài lòng của nhân viên.

Thứ ba, tăng năng suất lao động. Một văn hóa doanh nghiệp khích lệ, hỗ trợ và tôn trọng nhân viên sẽ giúp tăng năng suất lao động, đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa năng lực và sự sáng tạo.

Thứ tư, xây dựng mối quan hệ bền vững. Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa công ty và các bên liên quan, như khách hàng, đối tác, nhà đầu tư và cộng đồng.

Thứ năm, tạo ra định hướng và giá trị cốt lõi. Văn hóa giúp xác định định hướng, mục tiêu và giá trị cốt lõi của công ty, đồng thời định hình hành vi, thái độ và phong cách làm việc của nhân viên. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thông qua văn hóa của mỗi doanh nghiệp trở nên đặc biệt quan trọng.

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, cũng như sự đa dạng hóa của thị trường và khách hàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng để tạo dựng hình ảnh tốt và văn hóa doanh nghiệp độc đáo.

- Hội nhập quốc tế đồng nghĩa với việc tiếp xúc và làm việc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Văn hóa doanh nghiệp linh hoạt, tôn trọng sự khác biệt văn hóa sẽ giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng và thành công trong môi trường đa dạng và có nhiều biến động như hiện nay, thưa bà?

Đúng vậy. Việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thông qua văn hóa không chỉ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường và tạo dựng mối quan hệ hợp tác trong nước mà còn mở rộng ra quốc tế. Một là, hỗ trợ quảng bá thương hiệu quốc tế. Một văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ tăng chất lượng dịch vụ và sản phẩm, giúp quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và thương hiệu trên phạm vi quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu.

Hai là, tạo mối quan hệ hợp tác quốc tế. Văn hóa tốt giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế, mở rộng thị trường và tận dụng các cơ hội hợp tác phát triển chung.

Ba là, tạo điều kiện cho sự học hỏi và sáng tạo đổi mới. Hội nhập quốc tế mang lại cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận và học hỏi những kinh nghiệm, công nghệ, đổi mới sáng tạo và quản lý tiên tiến từ các nước phát triển.

Văn hóa doanh nghiệp mở cửa, đổi mới sáng tạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp nhận, áp dụng và phát triển những kiến thức, công nghệ và kỹ năng mới, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Bốn là, phát huy văn hóa địa phương. Trong quá trình hội nhập quốc tế, doanh nghiệp cần phát huy những giá trị văn hóa địa phương đặc sắc, kết hợp với văn hóa doanh nghiệp để tạo ra một bản sắc riêng biệt, thu hút sự chú ý và tạo dấu ấn trên thị trường trong nước và quốc tế.

Năm là, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Văn hóa doanh nghiệp chú trọng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường và tiếp cận các chuỗi cung ứng quốc tế.

Trân trọng cảm ơn bà!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lan tỏa “sức mạnh mềm” văn hóa Việt tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714035771 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714035771 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10