Lấp kênh thuỷ lợi (Hải Phòng): Doanh nghiệp khắc phục lấy lệ?

Diendandoanhnghiep.vn San lấp trái phép, sử dụng sai mục đích, chính quyền yêu cầu trả lại nguyên trạng ban đầu mương sản xuất nông nghiệp nhưng doanh nghiệp chỉ làm cho lấy lệ.

Trước đó, Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin phản ánh việc doanh nghiệp tự ý xây tường bao và san lấp trái phép toàn bộ diện tích kênh nội đồng được UBND xã An Thái (An Lão) cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản.

Sau đó, UBND TP Hải Phòng có văn bản yêu cầu UBND huyện An Lão cùng các sở, ngành kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo quy định, báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện trong tháng 7/2021.

Đến ngày 6/8/2021, UBND huyện An Lão có văn bản số 229/BC-UBND báo UBND TP Hải Phòng. Báo cáo nêu rõ, tuyến kênh Thùng Mấm trên địa bàn xã An Thái có chiều dài 117m. Từ nhiều năm nay tuyến kênh này không sử dụng, bỏ hoang hoá, không có bờ kênh (do ảnh hưởng của việc thi công đường cao tốc và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn). UBND xã An Thái đã cho ông Đào Tiến Dũng thuê mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, ông Đào Tiến Dũng đã tự ý san lấp tuyến kênh, vi phạm cam kết, mục đích sử dụng trong hợp đồng.

UBND huyện An Lão đã chỉ đạo UBND xã An Thái kiểm tra, xem xét thu hồi, chấm dứt hợp đồng đã ký kết trong trường hợp đơn vị thuê đất vi phạm cam kết trong hợp đồng, hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đồng thời, xử lý khắc phục hậu quả, hoàn trả tuyến kênh Thùng Mấm.

Doanh nghiệp đã múc đất trả lại mương nhưng cọc bê tông quây xung quanh vẫn còn nguyên

Doanh nghiệp đã múc đất trả lại mương nhưng cọc bê tông quây xung quanh vẫn còn nguyên

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Phú Thọ - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện An Lão cho biết, Thùng Mấm nguyên gốc là mương sản xuất nông nghiệp, do chính quyền địa phương quản lý. Chính vì nghĩ mương do địa phương quản lý nên xã An Thái đang bị nhầm quyền hạn trong vấn đề tự ý ký hợp đồng cho thuê mương. Đến chủ tịch huyện cũng không thể tự ý ký hợp đồng cho thuê kênh, mương sản xuất nông nghiệp.

"Thẩm quyền cho thuê kênh, mương là của UBND thành phố. Thành phố muốn cho thuê được lại phải xin ý kiến tham vấn các sở, ngành đánh giá thực trạng hiệu quả con mương này, giờ có phục vụ sản xuất nữa hay không, để vậy có hiệu quả hay lãng phí. Bây giờ không phục vụ sản xuất nữa thì cho phép thanh thải, chuyển mục đích sang làm gì?, phải rõ ràng như thế trên cơ sở đó mới bắt đầu giao, uỷ quyền về cho huyện ký. Phải có đầy đủ những thủ tục chứ không phải tự ý mà làm được", ông Thọ nói.

Theo UBND huyện An Lão, hiện UBND xã An Thái đã huỷ hợp đồng đã ký ngày 5/5/2021 với ông Dũng (biên bán huỷ hợp đồng ngày 28/7/2021). Đồng thời, ông Dũng đã tự giác khôi phục, đào hoàn trả tuyến kênh Thùng Mấm.

Tuy nhiên, ghi nhận ngày 16/9/2021 cho thấy, doanh nghiệp đang làm lấy lệ. Bề rộng mương trước khi cho doanh nghiệp thuê là 11m sau khi san lấp, doanh nghiệp múc đất trả lại, mương chỉ còn rộng khoảng 6m. Trong khi đó các cọc bê tông xung quanh mương mà doanh nghiệp đã kè vẫn còn nguyên, từ đó hình thành lên một cái ao được kè bằng cọc bê tông kiên cố 4 xung quanh và nằm gọn trong khuôn viên của dự án gia công bao bì carton.

"Con kênh Thùng Mấm rộng 11m, hiện tại đang là kênh tiêu thoát nước, thau chua rửa mặn của xứ đồng Giếng Chùa, xứ đồng Rón, xứ Đường ngang… diện tích gần 40 mẫu. Thời gian qua chính quyền địa phương có chính sách động viên người dân không bỏ ruộng, tập trung sản xuất canh tác. Nhưng giờ con kênh đang bị bịt kín 4 xung quanh, nằm gọn trong khuôn viên của doanh nghiệp, việc tiêu thoát nước của cả cánh đồng xung quanh sẽ như thế nào?. Doanh nghiệp đã múc đất lên để trả lại mương làm thế này ai gọi là trả lại nguyên trạng ban đầu?" - ông Đào Xuân Dục - Trưởng thôn Thạch Lựu 1 chia sẻ.

Khôi phục lại tình trạng ban đầu có nghĩa là tổ chức, cá nhân làm thay đổi hiện trạng của đối tượng (trong trường hợp này là kênh Thùng Mấm) phải hoàn lại tình trạng cũ như trước khi bị thay đổi do phải chịu tác động. Như vậy, có nghĩa là việc múc đất một cách hời hợt như của ông Đào Tiến Dũng không phải là khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Theo Điều 29 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, đó là:… nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lấp kênh thuỷ lợi (Hải Phòng): Doanh nghiệp khắc phục lấy lệ? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714105154 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714105154 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10