Liên kết chuỗi doanh nghiệp nông dân trong hướng đi bền vững cho cây sắn

Diendandoanhnghiep.vn Hội thảo “Thực trạng và định hướng phát triển sắn bền vững tại Việt Nam” mở ra định hướng cây sắn không chỉ dừng lại ở xóa đói giảm nghèo mà đã trở thành loại cây hàng hóa.

>>“Mượn danh” Sâm Ngọc Linh để trục lợi

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Tây Ninh chủ trì hội nghị. Ngoài ra có có hơn 30 doanh nghiệp, Trung tâm khuyến nông các tỉnh, thành phố, Viện nghiên cứu tham gia hội thảo.

Mở đầu cho hội thảo, Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường cho biết, năm 2021 diện tích sắn cả nước đạt 528.000 ha, tập trung chủ yếu tại 5 vùng chính gồm Trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

1.	Thứ Trưởng Lê Quốc Doanh phát biểu tại hội nghị.

Thứ Trưởng Lê Quốc Doanh phát biểu tại hội nghị.

Năm 2021, sản lượng sắn cả nước đạt gần 10,7 triệu tấn. Các tỉnh có năng suất sắn cao như Tây Ninh đạt 33 tấn/ha, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Định có sản lượng tương đương nhau là 26-27 tấn/ha, Bình Phước, Nghệ An đạt 23-24 tấn/ha. Các tỉnh có năng suất sắn thấp so với năng suất bình quân cả nước tập trung chủ yếu tại vùng Trung du miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Lạng Sơn, Điện Biên (9-10 tấn/ha), các tỉnh còn lại trong vùng cũng chỉ đạt từ 11-15,5 tấn/ha (trừ Yên Bái, năng suất đạt 19,8 tấn/ha).

Tổng sản lượng sắn cả nước ước đạt gần 10,7 triệu tấn với năng suất bình quân 20,3 tấn/ha. Các giống sắn được trồng phổ biến hiện nay là KM94, KM95, HLS-11, KM98-1, KM140, KM419 và KM98-7...

2.	Bệnh khảm lá xuất hiện ở cây sắn vùng trồng phía Đông Nam tỉnh Gia Lai.

Bệnh khảm lá xuất hiện ở cây sắn vùng trồng phía Đông Nam tỉnh Gia Lai.

Đến nay, có 27 tỉnh, thành phố có nhà máy chế biến tinh bột sắn và có khoảng 120 nhà máy chế biến tinh bột sắn quy mô công nghiệp, tổng công suất thiết kế 11,3 triệu tấn củ tươi/năm, tổng công suất thực tế 8,62 triệu tấn/năm.

Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu sắn chỉ sau Thái Lai với kim ngạch xuất khẩu 1,35 tỷ USD/năm. Thị trường Trung Quốc chiếm chiếm hơn 90%, một số thị trường còn lại là Hàn Quốc, Đông Nam Á, Đài Loan, Nhật Bản.

Tuy nhiên một thực trạng mà cây sắn Việt Nam đang phải đối mặt đó là bệnh khảm lá. Tháng 6/2017, bệnh khảm lá sắn lần đầu tiên xuất hiện và gây hại ở tỉnh Tây Ninh, đến nay bệnh đã lan rộng ra 26 tỉnh, thành phố trong cả nước và gây hại nhiều cho diện tích trồng sắn.  Điều này đã làm ảnh hưởng đến hàng ngàn hộ dân sản xuất sắn, cũng như nguồn cung nguyên liệu thô cho các doanh nghiệp trong chuỗi chế biến sâu.

Để tăng giá trị bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện Di truyền thực hiện các mô hình trồng giống sắn sạch bệnh, phối hợp với các tổ chức quốc tế chọn tạo, khảo nghiệm và nhân 6 giống sắn: HN3, HN5, HN36, HN97, HN80, HN1 có khả năng kháng bệnh khảm lá, kịp thời phục vụ sản xuất. Cục Trồng trọt đã ban hành quy trình canh tác sắn sạch bệnh và kháng bệnh khảm lá sắn.

3.	Nông dân huyện Ia Pa thu hoạch sắn mù vụ trước.

Nông dân huyện Ia Pa thu hoạch sắn mù vụ trước.

Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội sắn Việt Nam – ông Nghiêm Minh Tiến nhận định, trong 10 năm gần đây, tốc độ phát triển ngành sắn của Việt Nam gia tăng nhanh. Hiện ngành này đang có số lao động trong ngành hơn 1,2 triệu người.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành nhận định phát triển cây sắn ở Việt Nam còn tiểm ẩn nhiều rủi ro, dẫn đến thiếu bền vững. Cụ thể, phát triển sắn ở nhiều địa phương không phải là lợi thế dẫn đến năng suất, chất lượng không đảm bảo. Cùng với đó, xây dựng các nhà máy chế biến nhưng không gắn với vùng nguyên liệu dẫn đến sự mất cân đối trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Chính vì vậy, tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh khẳng định, vai trò của cây sắn không chỉ dừng lại ở xóa đói giảm nghèo mà đã trở thành loại cây hàng hóa.

Đồng thời Thứ trưởng cũng chỉ ra vấn đề liên kết kết giữa sản xuất và doanh nghiệp chế biến còn yếu, phát triển HTX trong ngành hàng sắn còn nhiều hạn chế. Công nghệ trong nhiều nhà máy, nhất là các nhà máy nhỏ còn lạc hậu, xử lý môi trường chưa được chú trọng dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, lãng phí và ảnh hưởng tới môi trường. Đặc biệt, chưa có nhiều giống sắn cho năng suất cao, chất lượng tốt, hàm lượng tinh bột cao và chống chịu sâu bệnh.

“Nâng cao chuỗi sản xuất liên kết, cung cấp rộng giống chống chịu sâu bệnh cho người dân, là những việc cần làm ngày trong đề án phát triển cây sắn bền vững giai đoạn 2025 - 2030. Quan điểm của Bộ NN-PTNT là không đặt nặng vấn đề tăng diện tích, giữ ổn định diện tích sản xuất khoảng trên dưới 500 ngàn ha sắn, đồng thời tập trung thâm canh, tăng năng suất, giảm chi phí giá thành sản xuất. Chúng ta cần đặt ra mục tiêu đến năm 2025 tăng năng suất bình quân lên 25 tấn/ha và đến năm 2030 đạt 30 tấn/ha”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chỉ đạo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Liên kết chuỗi doanh nghiệp nông dân trong hướng đi bền vững cho cây sắn tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714117892 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714117892 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10