Vì sao tiến độ cổ phần hoá TKV bị chậm?

Mai Lan 23/05/2019 13:34

Theo QĐ số 2006/QĐ-TTg ngày 12/12/2017 của TTCP phê duyệt Đề án tái cơ cấu (TCC) Tập đoàn TKV đến năm 2020, mục tiêu là để tối ưu hiệu quả sử dụng vốn mà Chủ sở hữu Nhà nước đã đầu tư vào Tập đoàn.

c tích cực triển khai ứng dụng tự động hoá, đầu tư thiết bị đồng bộ công suất lớn để tăng năng lực sản xuất, sử dụng ít lao động.

Theo Đề án tái cơ cấu TKV giai đoạn 2017-2020, việc triển khai thoái vốn tại tất cả các đơn vị thuộc TKV đều gặp khó khăn do thay đổi các quy định pháp luật liên quan đến công tác thoái vốn Nhà nước

Đối với công tác chuẩn bị cổ phần hóa Cty mẹ - TKV, việc đầu tiên là phải xử lý đất đai và những tồn tại về tài chính trước khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp. TKV đã có các văn bản báo cáo Bộ Tài chính, Uỷ ban QLVNN tại doanh nghiệp đề nghị hướng dẫn cách thức đánh giá và xác định giá trị trên, nhưng đến nay cũng chưa có hướng dẫn cụ thể.

Theo Đề án tái cơ cấu TKV giai đoạn 2017-2020, việc triển khai thoái vốn tại tất cả các đơn vị thuộc TKV đều gặp khó khăn do thay đổi các quy định pháp luật liên quan đến công tác thoái vốn Nhà nước, cụ thể ngày 08/03/2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 32/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/5/2018, sửa đổi Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Đến ngày 16/7/2018 Bộ Tài chính mới ban hànhThông tư số 59/2018/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 01/9/2018, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 219/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên trong Thông tư số 59/2018/TT-BTC ngày 16/7/2018 của Bộ Tài chính chưa có tiêu chí đánh giá đối với giá trị các quyền sở hữu trí tuệ bao gồm giá trị văn hoá lịch sử, nhãn hiệu doanh nghiệp. TKV đã có các văn bản báo cáo Bộ Tài chính, Uỷ ban QLVNN tại doanh nghiệp đề nghị hướng dẫn cách thức đánh giá và xác định giá trị trên, nhưng đến nay cũng chưa có hướng dẫn cụ thể. TKV đang tiến hành thuê các đơn vị tư vấn để xây dựng bộ tiêu chí xác định giá trị văn hoá lịch sử, nhãn hiệu của doanh nghiệp làm cơ sở tính toán giá trị này khi thẩm định giá. Do vậy TKV tiếp tục đưa việc thoái vốn vào kế hoạch năm 2019.

Đối với công tác chuẩn bị cổ phần hóa công ty mẹ - TKV, việc đầu tiên là phải xử lý đất đai và những tồn tại về tài chính trước khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp. Công tác xử lý tài chính đã và đang được Lãnh đạo Tập đoàn chỉ đạo triển khai rất quyết liệt. Nhưng riêng việc lập phương án sử dụng đất thì bị chậm tiến độ, vì TKV là doanh nghiệp khai khoáng quy mô lớn nên sử dụng rất nhiều đất đai, đồng thời phạm vi hoạt động khắp cả nước nên để có thể được tất cả các địa phương phê duyệt phương án xử lý nhà đất của TKV trên địa bàn họ quản lý sẽ phải mất rất nhiều thời gian. Nếu chúng ta chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất thì chưa thể triển khai cổ phần hoá Công ty mẹ - TKV được. Có thể nói tiến độ cổ phần hoá TKV sẽ bị chậm, đây là một thực tế khách quan.

Việc TCC thành công sẽ giúp TKV tăng được năng lực sản xuất, năng suất lao động lên cao hơn nữa, đồng thời tăng được lợi nhuận nên sẽ có thêm nguồn lực để đầu tư mở rộng sản xuất. Mặt khác, quan điểm của Lãnh đạo Tập đoàn là sẽ chuyển đổi mô hình kinh doanh của TKV từ sản xuất than sang sản xuất và kinh doanh than. Như vậy TKV có năng lực tự sản xuất, vừa có năng lực nhập khẩu than để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao tiến độ cổ phần hoá TKV bị chậm?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO