LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Thời điểm" vàng" trong giai đoạn 5-10 năm tới

ĐÌNH ĐẠI 26/05/2022 09:25

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc VCCI Cần Thơ tại Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long.

>>>[TRỰC TIẾP] Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long

Hơn 300 dpanh nghiệp tham dự Diễn đàn Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản đồng bằng Sông Cửu Long.

Hơn 500 doanh nghiệp tham dự Diễn đàn "Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản đồng bằng Sông Cửu Long".

Phát biểu tại Diễn đàn “Hoàn thiện chuỗi dịch vụ Logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), UBND TP Cần Thơ chỉ đạo, VCCI Cần Thơ, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức ngày 26/5/2022, ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp, vì thế trong nhiều thập niên từ những năm 80s đến 90s, ngành nông nghiệp đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế, đóng góp gần 30% trong GDP cả nước. Tuy nhiên, sự đóng góp này đang giảm dần theo thời gian bởi giá trị nông sản sản xuất và phát triển kinh tế đang chậm dần, đến năm 2020 chỉ đóng góp 15.5%.

Ông Lam cho rằng, nếu so với TP.HCM thập niên 90s GDP của ĐBSCL bằng 3/2 của TP.HCM, thì đến 2020, con số này đã bị đảo ngược và hiện chỉ còn 2/3 GDP. Điều này cho thấy sự tụt hậu của kinh tế cả vùng so với cả nước là rất lớn, trong đó những nguyên nhân được chỉ ra là hạ tầng yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, trong đó phải kể đến logistic.

“Nhìn vào cấu trúc kinh tế, ĐBSCL còn “nặng” về nông nghiệp, trong đó tỷ trọng trong nông nghiệp cao nhất, chiếm 31,1% trong GRDP, trong khi con số này bình quân cả nước là 14,85%. Ở góc nhìn này, cho thấy lượng hàng hóa cần vận tải của vùng là rất lớn bởi các mặt hàng chủ lực về nông sản của vùng là lúa gạo, trái cây, tôm , cá… Cùng với đó là nhu cầu phục vụ cho nông nghiệp như phân bón, vật liệu xây dựng… phải nhập khẩu và vận tải vào vùng cũng đều có tải trọng lớn. Với giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu hàng năm đạt hơn 31 tỷ USD thì nông sản xuất khẩu chiếm 75%, còn lại là các mặt hàng công nghiệp khác”, ông Lam phân tích.

Cũng theo ông Lam, nhu cầu vận tải của ĐBSCL hiện nay đang rất lớn, đặc biệt là về lúa gạo, đây là vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước với 23 triệu tấn; thủy sản và sản lượng chăn nuôi của ĐBSCL cũng đang chiếm một tỷ lệ rất lớn so với các vùng miền khác trên cả nước.

Trong cơ cấu về xuất nhập khẩu, trong năm vừa qua, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 30 tỷ USD cho khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, nhìn lại câu chuyện về xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là nông thủy sản chiếm một tỷ trọng rất lớn, riêng lúa gạo, thủy sản và rau củ quả chiến trên 20 tỷ USD.

Một góc nhìn khác, ĐBSCL là vùng có chỉ số Tổng mức bán lẻ hàng hóa và tiêu dùng đạt 961.000 tỷ đồng, đứng thứ ba cả nước, sau đồng bằng sông Hồng (gồm Hà Nội) và Đông Nam bộ (cả TP.HCM), hiện chiếm gần 20% cả nước và có mức tăng gấp 4 lần so với 2010.

>>>LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Giải pháp hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản ĐBSCL

>>>LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Bảy đề xuất phát triển toàn diện và liên kết vùng

“Từ những số liệu về lượng hàng và giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ nội vùng, cho thấy một nhu cầu rất lớn về vận chuyển hàng hóa cho vùng là rất lớn, tuy nhiên những hạn chế về hạ tầng, nhất là giao thông, logistics… đang là một trở lực lớn cho phát triển kinh tế ĐBSCL”, giám đốc VCCI Cần Thơ Nguyễn Phương Lam đánh giá.

ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) tham luận tại Diễn đàn.

Ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc VCCI Cần Thơ phát biểu tại Diễn đàn.

Nói về những trong phát triển giao thông vùng ĐBSCL, ông Lam cho rằng, cản trở lớn nhất hiện nay đang nằm ở vấn đề đầu tư công. Theo ông, đầu tư về hạ tầng giao thông ở khu vực ĐBSCL đang bị cản trở, chưa có nhiều dòng vốn đầu tư trong thời gian qua, đặc biệt là tỷ lệ đường cao tốc trên dân số vẫn còn rất thấp.

Về đường thủy, mặc dù đây là một lợi thế của vùng ĐBSCL, nhưng lại đang bị hạn chế bởi những con kênh, đặc biệt là các con kênh nối từ ĐBSCL đi lên TP.HCM để vận tải hàng hóa đang bị hạn chế bởi kênh Chợ Gạo đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành logistics của vùng.

Hạ tầng logistics phục vụ vận tải hằng hải quốc tế trực tiếp chưa đảm bảo do thiếu hạ tầng cảng nước sâu cho các tàu thu gom hàng (tàu feeder). Các cụm cảng hiện hữu phụ thuộc vào khả năng thông luồng tàu qua kênh quan Chánh Bố, cửa Định An và cửa Trần Đề. Nhu cầu và tần suất hoạt động của các tàu feeder ngay cả khi khả năng thông tuyến đảm bảo cũng là nghi vấn cho tính khả thi của vận tải đường biển.

Toàn cảnh Diễn đàn

Toàn cảnh Diễn đàn “Hoàn thiện chuỗi dịch vụ Logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), UBND TP Cần Thơ chỉ đạo, VCCI Cần Thơ, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức ngày 26/5/2022.

Đánh giá logistics rất quan trọng đối với ĐBSCL, tuy nhiên, ông Lam cho rằng, các cảng biển ở vùng ĐBSCL chỉ đáp ứng được khoảng trên 10% trữ lượng hàng hóa. Do đó, chí phí để vận chuyển về các cảng lớn ở TP.HCM hoặc Bà Rịa – Vũng Tàu đă làm tăng thêm chi phí và tạo nên năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp là rất lớn.

“Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị và đặc biệt là Nghị quyết 45 của Quốc hội đã cho ĐBSCL một cơ chế để có thể khai thông luồng Định An để cảng miền Tây phát triển. Thứ hai, quy hoạch ĐBSCL vào cuối tháng 12 vừa qua, Thủ tướng cũng đã phê duyệt và đây là câu chuyện sẽ làm thay đổi cấu trúc kinh tế cũng như cấu trúc ngành sản xuất của ĐBSCL trong thời gian hiện tại. Đây cũng được xem như một bước ngoặt để ĐBSCL thay đổi cấu trúc kinh tế và phát triển”, ông Lam nhận định.

Giám đốc VCCI Cần Thơ cũng cho rằng, giao thông ở ĐBSCL hiện nay đang được cải thiện rất rõ, với nhiều dự án giao thông có quy mô lớn. Theo ông, nếu như các trục cao tốc nối về Cần Thơ, về Cà Mau, Châu Đốc… cùng với các luồng giao thông đường thủy được hoàn thiện sẽ giúp ĐBSCL phát triển.

Mặt khác, từ quy hoạch này cũng như nhu cầu về lương thực đang thay đổi rất lớn sẽ giúp cho khu vực ĐBSCL tập trung sản xuất tốt hơn. Ngoài ra, dư địa ngành nông nghiệp rất lớn, năng lực sản xuất chỉ mới đáp ứng được khoảng từ 50-60%. Như vậy, nếu logistics được đầu tư, năng lực sản xuất từ các nông hộ trong vùng sẽ được tăng lên.

“Bên cạnh đó, TP Cần Thơ đang quy hoạch Trung tâm logistics cho cả về đường hàng không và đường biển. Đây sẽ là cơ hội để thay đổi toàn bộ ngành logistics của vùng ĐBSCL. Như vậy, chúng tôi cho rằng. logistics ở ĐBSCL hiện nay là thời điểm vàng trong giai đoạn 5-10 năm tới”, Giám đốc VCCI Cần Thơ Nguyễn Phương Lam nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Giải pháp hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản ĐBSCL

    LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Giải pháp hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản ĐBSCL

    10:04, 26/05/2022

  • LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Bảy đề xuất phát triển toàn diện và liên kết vùng

    LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Bảy đề xuất phát triển toàn diện và liên kết vùng

    10:02, 26/05/2022

  • LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Hệ thống tiếp vận ĐBSCL còn nhỏ lẻ

    LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Hệ thống tiếp vận ĐBSCL còn nhỏ lẻ

    09:42, 26/05/2022

  • LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

    LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

    09:38, 26/05/2022

  • LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Năm giải pháp để phát triển

    LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Năm giải pháp để phát triển

    09:25, 26/05/2022

  • LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Kỳ vọng diện mạo mới!

    LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Kỳ vọng diện mạo mới!

    09:20, 26/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Thời điểm" vàng" trong giai đoạn 5-10 năm tới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO