LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Năm giải pháp để phát triển

Diendandoanhnghiep.vn Để phát triển kinh tế vùng ĐBSCL, cần tận dụng lợi thế nguồn hàng hoá nông sản, việc tập trung tăng cường liên kết vùng, tạo điều kiện thông thương hàng hóa nông sản là vấn đề cấp bách.

>> [TRỰC TIẾP] Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long

 
gf

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Đó là chia sẻ của ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tại Diễn đàn: Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản ĐBSCL do VCCI Cần Thơ, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức sáng nay (26/5).

Ông Trần Thanh Hải cho biết, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á và thế giới, có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển. Đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi biến ĐBSCL thành vùng kinh tế và nông nghiệp quan trọng ở Việt Nam. Đây là vựa lúa chính, chiếm trên 54% sản lượng lúa của Việt Nam (23,6 triệu tấn) và hơn 95% kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thập kỷ qua. ĐBSCL cũng đóng góp khoảng 70% sản lượng trái cây của Việt Nam, bao gồm cam, quýt, chuối và xoài. ĐBSCL cũng đóng góp đáng kể cho ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Việt Nam (lần lượt chiếm 56,0% và 69,9%). Vùng ĐBSCL cũng chiếm khoảng 60% sản lượng xuất khẩu thủy sản cả nước, trong đó tôm, cá tra và cá rô phi là sản phẩm nuôi trồng chủ lực.

Nhằm tạo bước đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của toàn vùng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-TW, khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách phát triển vùng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế chung của cả nước như: Quyết định số 939/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2020; Quyết định số 492/QĐ-TTg phê duyệt đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL; Quyết định 26/2008/QĐ-TTg ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đến năm 2010. Và gần đây là Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL.

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tại Diễn đàn: Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản ĐBSCL (thứ hai từ phải sang).

Các đại biểu tham dự Diễn đàn.

Hiện trạng phát triển dịch vụ logistics

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thông tin, tính đến năm 2020, hệ thống quốc lộ trong Vùng có tổng chiều dài khoảng 2.688km. Có 5 tuyến đường bộ nối ĐBSCL với Vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Mạng lưới đường thủy nội địa tại Vùng có độ dài và chất lượng cao hơn so với các vùng trong cả nước với hệ thống kênh dàu 28.000 km; trong đó 23.000 km có khả năng khai thác và vận tải, có 2 tuyến đường thủy huyết mạch từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Kiên Giang, Cà Mau và kênh Quan Chánh Bố cho tàu tải trọng lớn ra vào sông Hậu.

Về hàng hải, Vùng ĐBSCL đã phát triển được hệ thống gồm 12 cảng biển với 37 bến cảng, tổng chiều dài 7.642 mét, 23 bến phao và 16 khu neo đậu chuyển tải, khu tránh trú bão.

Đối với hàng không, hệ thống sân bay trong Vùng đã và đang được nâng cấp và phát triển, đã nâng cấp các cảng hàng không trong khu vực bao gồm: Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, Cảng hàng không Cà Mau, Cảng hàng không Rạch Giá với tổng công suất 7,45 triệu hành khách/năm; 12.000 tấn hàng hóa/năm.

Trong Vùng hiện không có tuyến đường sắt. Đây là đặc điểm của vùng khi hệ sống sông ngòi quá lớn.

Hạ tầng là yếu tố đi trước và yếu tố hết sức quan trọng. Tuy nhiên, điểm yếu làm cho hoạt động logistics còn trầm trọng. Dịch vụ cung cấp còn nhỏ lẻ, chủ yếu mới là vận tải đường bộ, nhỏ lẻ, đường thủy còn hạn chế. Khả năng tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả chưa lớn.

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tổng số lượng doanh nghiệp logistics tại 13 tỉnh thành phố ĐBSCL chiếm chưa tới 5% số lượng doanh nghiệp logistics cả nước, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp tự cung cấp hạ tầng logistics cho sản phẩm của mình, điều này làm gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh của nông sản ĐBSCL nói riêng và nông sản Việt nói chung.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay, ĐBSCL hàng năm có nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu khoảng 18 triệu tấn hàng hóa. Tuy nhiên, Vùng còn thiếu các trung tâm logistics trọng điểm và các hệ thống trung tâm vệ tinh, thiếu bãi container rỗng, hệ thống kho ở các cảng...

Do đó, hàng hóa phải vận chuyển qua nhiều địa điểm và phần lớn lượng hàng hóa này phải chuyển tải về các cảng lớn ở TPHCM và cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu), khiến chi phí vận tải doanh nghiệp phải gánh cao hơn từ 10 - 40% tùy từng tuyến.

“Thực tế diễn ra tại ĐBSCL còn cho thấy, phần lớn các dịch vụ logistics chỉ dừng lại ở từng hoạt động riêng lẻ chứ chưa có sự kết nối chặt chẽ với nhau giữa các phương thức vận tải nên thường gây ra chậm trễ, chi phí phát sinh cao. Các doanh nghiệp logistics hoạt động tại ĐBSCL mới chỉ dừng lại ở việc giao nhận vận tải, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, vận chuyển nội địa, gom hàng lẻ chứ chưa thể tích hợp, tổ chức và liên kết các hoạt động trong chuỗi logistics” – ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

>> LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Kỳ vọng diện mạo mới!

 
Diễn đàn: Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản ĐBSCL do VCCI Cần Thơ, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức sáng nay (26/5).

Diễn đàn: Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản ĐBSCL do VCCI Cần Thơ, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức sáng nay (26/5).

 

Các giải pháp phát triển

Để phát triển kinh tế vùng ĐBSCL, ông Trần Thanh Hải cho rằng, cần tận dụng lợi thế nguồn hàng hoá nông sản, việc tập trung tăng cường liên kết vùng, tạo điều kiện thông thương hàng hóa nông sản là vấn đề cấp bách, để giúp kinh tế vùng phát triển nhanh hơn bằng lợi thế vốn có. Một số công tác trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới bao gồm:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tập trung vào quy hoạch logistics toàn Vùng, hoàn thiện thể chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, thu hút đầu tư trong hoạt động logistics, đặc biệt là hoạt đồng đầu tư của các dự án; tạo cơ chế cho nhà đầu tư; thức đẩy đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng ĐBSCL giai đoạn 2022 - 2025; điều chỉnh việc phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công; xúc tiến đầu tư theo hợp tác công-tư.

Thứ hai, hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ logistics: Đẩy mạnh đầu tư, tận dụng lợi thế sẵn có của phương thức vận tải đường thủy; Cải tạo, nâng cấp các luồng tàu biển chính trong khu vực; phát triển cảng biển cần gắn với các trung tâm sản xuất hàng hóa, kêu gọi đầu tư cảng ngoài khơi để đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu trực tiếp cho vùng;

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển những trung tâm logistics phục vụ hàng nông sản với những dịch vụ chủ yếu như vận tải, kho hàng, bảo quản hàng hóa và các dịch vụ giá trị gia tăng. Cụ thể như dịch vụ kho lạnh, chiếu xạ, hấp nhiệt đối với mặt hàng trái cây để đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu cũng như hàng phân phối cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Thứ tư, tăng cường liên kết giữa các bên trong chuỗi cung ứng hàng nông sản: Người nông dân - thương lái - nhà máy chế biến - doanh nghiệp thương mại - doanh nghiệp logistics. Tăng cường hợp tác giữa các công ty logistics như chia sẻ hàng hóa, qua đó cân đối luồng hàng vận chuyển hai chiều nhằm nỗ lực tiết kiệm chi phí logistics cho khách hàng;

Thứ năm, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, chất lượng nguồn nhân lực logistics, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu CMCN 4.0, hiện đại hóa trong hoạt động sản xuất, chế biến và hoạt động dịch vụ logistics.

Bốn dự báo xu hướng phát triển dịch vụ logistics gắn với sản xuất nông nghiệp, kinh doanh nông sản cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đưa ra dự báo xu hướng phát triển dịch vụ logistics gắn với sản xuất nông nghiệp, kinh doanh nông sản cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng.

Thứ nhất, xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành logistics: Với sự phát triển bùng nổ của CMCN 4.0, nhiều thành tự khoa học công nghệ đã được ứng dụng vào hoạt động logistics như e-logistics, e-documents, logistics xanh... và ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, công nghệ blockchain, trí tuệ nhân tạo hay robot vào thực hiện một số dịch vụ logistics. Ứng dụng công nghệ giúp các doanh nghiệp tối ưu háo hoạt động từ đó giảm chi phí logistics, nâng cao giá trị cho hàng nông sản.

Thứ hai, xu hướng Xanh trong tiêu dùng dẫn tới xu hướng Xanh trong logistisc nông sản: Nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm nông nghiệp xanh ngày cảng lớn thúc đẩy công nghệ sản xuất. chế biến nông sản theo hướng xanh, nhu cầu phát triển logistics xanh cho nông sản. Nông sản không chỉ cần được sản xuất theo các tiêu chuẩn Xanh mà còn cần được vận chuyển, lưu trữ, phân phối theo xu hướng Xanh trong tiêu dùng.

Thứ ba, sự phát triển của thị trường dịch vụ logistics toàn cầu nói chung và một số dịch vụ cụ thể nói riêng: Theo “Báo cáo Thị trường dịch vụ logistics - Dự báo đến năm 2027” do Marker Research Future phát hành, doanh thu thị trường dịch vụ logistics toàn cầu (3PL, 4PL) dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 6,9%/năm trong giai đoạn dự báo 2019-2027, đạt hơn 2 nghìn tỷ USD năm 2027. Theo xu hướng chung của toàn cầu, nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ tăng lên khi thương mại thế giới phục hồi dần sau dịch Covid-19. Một số nhánh dịch vụ logistics có sự phát triển mạnh dự kiến bao gốm: xu hướng logistics trong thương mại điện tử, xu hướng phát triển chuỗi cung ứng lạnh và logistics lạnh.

Thứ tư, tiêu chuẩn đối với hàng nông sản ngày càng được nâng cao: Các thị trường nhập khẩu hàng nông nghiệp của Việt Nam ngày càng áp dụng các tiêu chuẩn cao tỏng nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp. Các nước phát triển thường cuyên thay đổi yêu cầu về kiểm định, kiểm dịch thông qua các hàng rào phi thuế quan áp dụng với nông nghiệp nhập khẩu. Trong nước, đặc biệt là các đô thị, người tiêu dùng đòi hỏi tiêu chuẩn ngày càng cao đối với hàng hóa nông nghiệp, đặc biệt là các loai nông thủy sản tươi sống phục vụ trong ngày. Người tiêu dùng nội địa đang chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp có thông tin kiểm định, xuất xứ rõ ràng dù chi phí cao hơn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Năm giải pháp để phát triển tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713582154 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713582154 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10