Long An: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Diendandoanhnghiep.vn Đến nay, các sản phẩm nông sản của Long An đã có mặt tại các thị trường như: Trung Quốc, Úc, New Zeland, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Chia sẻ với DĐDN, ông Nguyễn Thanh Truyền - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An cho biết, Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã và đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của nông sản, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.

- Thưa ông, đâu là điểm sáng nổi bật của chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà tỉnh triển khai trong thời gian qua?

Qua hơn 6 năm triển khai thực hiện, chương trình ứng dụng CNC vào nông nghiệp là hướng đi đúng, bền vững và phù hợp với nền nông nghiệp hiện đại. Lũy kế đến nay, diện tích lúa ứng dụng CNC là 46.929,4 ha, đạt 78,2% kế hoạch; diện tích rau ứng dụng công nghệ cao là 1.948,9 ha, đạt 97,5% kế hoạch; diện tích thanh long ứng dụng công nghệ cao là 4.087,4 ha, đạt 68,1% kế hoạch; diện tích chanh ứng dụng công nghệ cao là 2.290,6ha, đạt 76,4% kế hoạch...

Đối với cây lúa, năng suất các mô hình đạt 72 - 75 tạ/ha, cao hơn bên ngoài vùng đề án khoảng 3 tạ/ha. Chi phí sản xuất giảm bình quân 1,4 triệu đồng/ha. Sản phẩm lúa được bao tiêu với giá cao hơn giá thị trường 100 - 300 đồng/kg, lợi nhuận bình quân 27 triệu đồng/ha (cao hơn ngoài mô hình khoảng 3,2 triệu đồng/ha).

Trên cây rau, người dân giảm lượng phân vô cơ từ 10 - 40kg/ha, giảm số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… Năng suất tăng 5 - 20%, lợi nhuận cao hơn từ 2 - 5 triệu đồng/1.000m2 so với cách trồng truyền thống, sản phẩm được kiểm tra đạt an toàn.

Tỉnh đã triển khai xây dựng 3 mô hình điểm chăn nuôi, hỗ trợ nông dân chuyển đổi bò giống, hỗ trợ gieo tinh nhân tạo các giống chất lượng cao cho 6.326 bò cái sinh sản; tăng năng suất (trọng lượng) lên khoảng 30%; giảm khoảng cách 2 lứa đẻ (từ 3 năm/bê còn 2 năm/bê).

Ngoài ra, tỉnh còn tập trung triển khai ứng dụng chuyển đổi số ngành nông nghiệp và kết nối thương mại điện tử, quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP.

 Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân các quy trình trồng thanh long theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân các quy trình trồng thanh long theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

- Đâu là hướng đi để khẳng định vị thế, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản trên thị trường, thưa ông?

Thời gian qua, tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn, xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản; Tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch xây dựng phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025…

Đến nay, toàn tỉnh đã có 271 lượt mã số vùng trồng (thanh long, chanh, chuối, dưa hấu…) với tổng diện tích 13.475,3ha và 158 mã số cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu. Tỉnh cũng xây dựng quảng bá được 28 chuỗi rau, thanh long, chanh, gạo, thịt gà, thịt heo, thủy sản; Hỗ trợ 2.061.000 tem điện tử truy xuất nguồn gốc bằng mã QR với 17 cơ sở đã được xác nhận chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn; Hỗ trợ 111 lượt doanh nghiệp, HTX, THT, cơ sở sản xuất sản phẩm nông sản đã và đang thực hiện chứng nhận VietGAP, với diện tích trên 2.868ha. Đã hỗ trợ 94 HTX, Hiệp hội xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc sản (gạo Nàng thơm, gạo Huyết rồng, lúa chất lượng cao, nếp, thanh long, chanh, khóm, khoai mỡ, rau...).

Đến nay, các sản phẩm nông sản của Long An đã có mặt tại các thị trường như: Trung Quốc, Úc, New Zeland, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản…

- Nhằm phát triển hơn nữa việc áp dụng chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung vào các giải pháp nào, thưa ông?

Từ những kết quả đạt được, nhằm thúc đẩy và phát triển hơn nữa việc áp dụng chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình theo hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản; triển khai xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa, mô hình giảm lượng phân bón vô cơ trong sản xuất.

Ngành cũng tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC; lồng ghép các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi đang triển khai trên địa bàn các huyện để phục vụ vùng sản xuất ứng dụng CNC.

Bên cạnh đó, ngành cũng sẽ tập trung rà soát, hướng dẫn và hỗ trợ các tổ hợp tác, HTX kết nối với các doanh nghiệp thu mua. Qua đó, sớm ổn định đầu ra cho các loại nông sản, đặc biệt là các nông sản được nông dân ứng dụng CNC vào sản xuất nhằm bảo đảm tiến độ và mục đích mà chương trình đã đề ra.

Chương trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC với mục tiêu đến 2025, diện tích lúa ứng dụng CNC là 60.000ha, cây rau 2.000ha, cây thanh long 6.000ha, cây chanh 3.000ha và con tôm 100ha. Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC (7 vùng lúa, 1 vùng chanh, 1 vùng thanh long) đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Long An: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714593560 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714593560 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10