Lừa đảo gọi vốn đa cấp: Vì sao nhiều người vẫn “sập bẫy”?

Diendandoanhnghiep.vn Dù đã có nhiều bài học nhãn tiền về các vụ lừa đảo kêu gọi đầu tư, huy động vốn kiểu đa cấp, thậm chí cơ quan chức năng cũng cảnh báo từ rất sớm, vậy nhưng, nhiều người người vẫn dễ dàng sập bẫy…

hihihihi

"Trùm" lừa đảo Lã Quốc Trưởng tại cơ quan điều tra. Ảnh: CACC

Nhiều bài học nhãn tiền

Nhiều vụ lừa đảo theo hình thức này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và đã bị cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Điển hình là trường hợp của “trùm” lừa đảo Vũ Thị Thúy - CEO Công ty BĐS Nhật Nam. Hay hàng loạt các trường hợp huy động vốn có dấu hiệu lừa đảo mà cơ quan công an đã khởi tố như vụ việc huy động vốn vào dự án trồng Sâm Ngọc Linh của Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh; trường hợp huy động vốn hàng nghìn tỉ đồng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Sen Tài Thu Việt Nam, hay “siêu lừa” Lã Quốc Trưởng – Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Capel cũng đã khiến hàng nghìn nạn nhân điêu đứng.

Mới đây nhất, ngày 16/2/2024 vừa qua, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị này đã điều tra, xác định có hàng trăm bị hại liên quan đến đối tượng Nguyễn Văn Dũng (SN 1984, trú tại phường Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội) lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức đa cấp.

Theo tài liệu điều tra, năm 2008, Dũng thành lập Công ty CP tầm nhìn Gia Nguyễn Group, có địa chỉ tại Khu đô thị mới Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty.

Trong quá trình hoạt động, Dũng đã vay của nhiều người với số tiền khoảng trên 78 tỷ đồng. Để có tiền trả nợ, từ tháng 6/2021 đến tháng 4/2022, Dũng đã đưa ra các thông tin gian dối về việc công ty của Dũng phát triển dự án Nền kinh tế chia sẻ GNG Media, lắp đặt màn hình quảng cáo LCD thương hiệu GNG tại các địa điểm trên toàn quốc; chạy quảng cáo trên các màn hình nêu trên và thu tiền của các đơn vị có nhu cầu đăng quảng cáo sản phẩm…

Trên thực tế đây là “dự án ma” do Dũng tự vẽ để lừa đảo huy động vốn. Dũng nói với nhà đầu tư cần huy động vốn lớn, mỗi người tham gia góp vốn đầu tư sẽ được nhận 5%/ giá trị LCD/ tháng. Cụ thể, nếu nhà đầu tư góp vốn 38 triệu đồng tương đương với giá trị của 1 màn hình quảng cáo LCD thương hiệu GNG sẽ được công ty trả lợi nhuận 5%, tương đương 1,9 triệu đồng/tháng, trả liên tục trong 24 tháng và sẽ được trả lại tiền đầu tư gốc ban đầu.

Để thu hút được nhiều người đầu tư, Dũng cho tổ chức hội thảo, lớp học ngay tại trụ sở Công ty CP tầm nhìn Gia Nguyễn Group, lôi kéo nhiều người dân. Đồng thời thông qua mạng lưới những người đã tham gia trước đó tuyên truyền về nội dung hoạt động kinh doanh của Công ty Gia Nguyễn. Ai môi giới được 1 người góp vốn vào công ty của Dũng sẽ được trả từ 5 đến 12% số tiền góp vốn của người đó. Do lợi nhuận hấp dẫn nên chỉ trong 1 thời gian ngắn, đã có nhiều người tham gia nộp tiền vào tài khoản của Dũng và bị đối tượng này chiếm đoạt.

Cơ quan điều tra xác định, từ ngày 1/10/2021 đến ngày 23/4/2022, Dũng đã huy động được 400 cá nhân, ký 504 hợp đồng hợp tác kinh doanh (góp vốn) hơn 78 tỷ đồng vào dự án được Dũng “bánh vẽ”.

>>Cảnh báo đa cấp bất động sản - Bài cuối: Hoàn tất hồ sơ để khởi tố CEO Công ty Nhật Nam

hihihi

Đối tượng Nguyễn Văn Dũng (SN 1984, trú tại phường Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội) vừa bị bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức đa cấp. Ảnh: CACC

Nhận diện thủ đoạn lừa đảo để tránh “bẫy”

Phân tích từ các vụ việc, các chuyên gia cho rằng, lãi suất cao luôn là "miếng bánh" hấp dẫn nhất mà thường các công ty muốn huy động vốn sử dụng để lôi kéo nhà đầu tư.

Điểm chung của các nạn nhân sập bẫy hình thức lừa đảo này là thiếu hiểu biết pháp luật lĩnh vực góp vốn, đầu tư. Thêm vào đó, các đối tượng lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, đánh vào lòng tham của nhiều nạn nhân muốn không phải làm gì nhưng hưởng lãi suất đầu tư lớn, các đối tượng cho nạn nhân ký vào các hợp đồng khống góp vốn kinh doanh, đầu tư nhưng thực chất không có bất kỳ hoạt động đầu tư kinh doanh nào…

Sau khi ký hợp đồng góp vốn, hợp đồng đầu tư các đối tượng sau đó lấy tiền của người sau trả cho người trước trong thời gian đầu, nhưng một thời gian sau sẽ chiếm đoạt không trả mà viện nhiều lý do khác nhau. Có nạn nhân thì được các đối tượng dẫn đi xem các cơ sở kinh doanh, các dự án đầu tư nhưng do thiếu hiểu biết nên không nhận diện được tính pháp lý của cơ sở kinh doanh và các dự án này, đó chỉ là các cơ sở kinh doanh do người khác sở hữu mà đối tượng “thuê tạm” sau đó nói đây là cơ sở do mình sở hữu để tạo lòng tin cho các nạn nhân, các dự án thì chỉ trên giấy tờ khống, giấy tờ giả… Chuỗi hành vi trên nhằm tạo vỏ bọc và tạo sự tin tưởng từ phía nạn nhân để các nạn nhân “xuống tiền” đầu tư.

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp ở góc nhìn pháp lý, luật sư Lê Thị Nhung – Giám đốc Công ty Lee và Cộng sự cho biết, vốn dĩ các đối tượng lập ra các hợp đồng này cũng đã có sự tính toán yếu tố rủi ro pháp lý nên đã thiết lập hợp đồng với những điều khoản khá chặt chẽ nhằm đối phó với cơ quan chức năng khi bị “sờ gáy” các đối tượng cho rằng đây là “giao dịch dân sự hợp pháp”, hợp đồng cũng có điều khoản ủy quyền cho bên nhận vốn góp sử dụng và định đoạt vốn góp, trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh, đầu tư mà bên góp vốn không tham gia bất kỳ hoạt động nào, chỉ nhận lại gốc và lãi suất.

Chính vì thế theo luật sư Nhung, cơ quan công an nhiều địa phương đang có nhiều quan điểm khác nhau về loại hợp đồng góp vốn kinh doanh, đầu tư này. Nhiều nơi khởi tố về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có nơi lại khởi tố về Tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, có nơi lại hướng dẫn các nạn nhân đưa tranh chấp này ra Tòa án nhân dân để giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự.

"Điều cấp thiết hiện nay là cần có một hướng dẫn cụ thể của cơ quan cấp trên để cơ quan chức năng dưới các địa phương thực hiện một cách thống nhất. Nhận diện rõ hình thức kêu gọi góp vốn, đầu tư này khi còn mới nhen nhóm, tránh để lâu hậu quả xảy ra nặng nề”, Luật sư Nhung nói.

Ở góc nhìn chuyên gia, chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty Economica Việt Nam cho rằng, cam kết trả lợi nhuận cao là một trong những “chiêu” mà các nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi xuống tiền đầu tư. Cũng theo ông Bình, việc nhận diện thủ đoạn lừa đảo thông qua hoạt động huy động vốn trái phép có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các nhà đầu tư có thể tránh sập bẫy lừa đảo huy động vốn.

"Có rất nhiều những dấu hiệu cho thấy hoạt động đầu tư đó cần phải xem xét hoặc có dấu hiệu không phù hợp với quy định của pháp luật, như hình thức huy động với lãi suất cao và rất khác biệt so với các khoản đầu tư thông thường. Đặc biệt, những dự án không có đủ sự kiểm chứng của nhiều nguồn thông tin khác nhau. Cách tốt nhất để các nhà đầu tư nhận diện được đó là cần nâng cao kiến thức, sự hiểu biết của mình và cần đề phòng với các hình thức mà các đối tượng tham gia dứoi hình thức bán hàng đa cấp hay những điều kiện mà nhà đầu tư cảm thấy lợi lớn" -  chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình cho biết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lừa đảo gọi vốn đa cấp: Vì sao nhiều người vẫn “sập bẫy”? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714340749 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714340749 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10