Việc sửa Luật Chứng khoán không chỉ để hội nhập, nâng hạng, mà phải xử lý được thực trạng mất cân đối nguồn vốn hiện nay đối với nền kinh tế.
Theo một số đại biểu Quốc hội, tiêu chí đặt ra đối với dự Luật chứng khoán được sửa đổi lần này theo hướng minh bạch cho nhà đầu tư cũng như góp phần giải bài toán vốn ngoại với chứng khoán Việt. Song vẫn có ý kiến băn khoăn cho rằng, với tiêu chí đặt ra như vậy, liệu đã phù hợp chưa và cần có những quy định như thế nào để Luật chứng khoán sửa đổi đảm bảo tính minh bạch, quyền lợi cho nhà đầu tư và phải thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Xử lý hiện trạng mất cân đối vốn
Trong buổi thảo luận về dự án Luật Chứng khoán sửa đổi trong tuần qua, ông Dương Quốc Anh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, dự án Luật cần được sửa toàn diện, sửa làm sao để giải tỏa được điểm bất cập của thị trường vốn, đó là nền kinh tế dựa quá nhiều vào vốn ngắn hạn từ ngân hàng và quá thiếu vốn trung và dài hạn phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng.
Có thể bạn quan tâm
16:42, 06/06/2019
12:20, 17/11/2018
09:01, 01/05/2019
10:56, 26/04/2019
11:21, 25/04/2019
10:59, 24/04/2019
10:53, 22/04/2019
05:56, 03/04/2019
11:01, 02/12/2018
06:30, 30/11/2018
Cũng theo ĐB Dương Quốc Anh, đối với các doanh nghiệp, việc huy động vốn qua kênh cổ phiếu hầu như không khả thi, nên đa số doanh nghiệp chuyển sang gọi vốn bằng trái phiếu. Lãi suất trái phiếu quanh mức 10 - 12%/năm, thậm chí lên tới 15%/năm. Với chi phí vốn cao như vậy (lãi suất tại nhiều nền kinh tế lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ðài Loan, Malaysia… chỉ từ 0 - 2%/năm), tạo ra lợi nhuận là một bài toán khó, còn giữ được đà tăng trưởng cao còn khó hơn rất nhiều.
Ông Dương Quốc Anh cho rằng, muốn “nâng” thị trường chứng khoán lên thì phải thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia, quyền lợi của nhà đầu tư phải được bảo vệ. Luật Chứng khoán hiện hành đã thực thi được 10 năm, có nhiều bất cập. Việc tạo nền tảng pháp lý mới cho cuộc chơi mới đòi hỏi phải có tư duy nâng tầm thị trường.
Thu hút thật nhiều nguồn lực
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, việc chúng ta nghĩ tới dòng vốn ngoại chỉ là một vấn đề, cái quan trọng nhất là tạo ra khả năng thu hút được nhiều nguồn lực nhất. Muốn thu hút được nhiều nguồn lực thì không chỉ nới room ngoại, mà cần đưa các hàng hóa mới vào thị trường như thế nào? những hàng hóa đó có được thông tin minh bạch để bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận được hay không?, và khi đầu tư vào các hàng hóa đó, các nhà đầu tư có được sự bình đẳng?
“Điều người ta e ngại nhất trên thị trường chứng khoán hiện nay là thông tin không được minh bạch và không bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Chẳng hạn một nhà đầu tư ít tiền có thể bỏ ra 10.000đ để mua 1 cổ phiếu, nhưng nhà đầu tư nhiều tiền có thể mua hàng triệu cổ phiếu. Vậy nhà đầu tư có 1 cổ phiếu có bị chi phối hay không?", ĐB Cường nói.
Do đó, theo ĐB Cường, dự Luật chứng khoán sửa đổi cần tạo ra một môi trường thực sự minh bạch, bình đẳng giữa các nhà đầu tư, đồng thời phải tạo điều kiện cho nhiều loại hàng hóa nhất cùng tham gia.
“Nếu càng có nhiều hàng hóa sẽ càng có nhiều nhà đầu tư tham gia, bởi mỗi nhà đầu tư thường quan tâm đến một số lĩnh vực nhất định. Khi đó, tổng lượng tiền giao dịch trên thị trường chứng khoán sẽ tăng, chứ không nhất thiết chỉ kêu gọi nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài", ĐB cường nhấn mạnh.