Luật Đất đai tiếp tục lỡ hẹn: Những kiến nghị sửa đổi

Diendandoanhnghiep.vn Theo quyết định của Quốc hội, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) nằm trong chương trình kỳ họp thứ ba (tháng 5/2022), nhưng Chính phủ tiếp tục xin lùi và không đề xuất thời hạn lùi cụ thể.

>>> Cần phải ban hành sớm Luật Đất đai (sửa đổi)

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết: Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đến sau thời điểm Trung ương có chủ trương, định hướng, chỉ đạo về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai làm cơ sở chính trị cho việc sửa đổi dự án Luật. Thời điểm đó, Chính phủ sẽ hoàn thiện dự án Luật để trình Quốc hội.

Công tác định giá đất chưa phù hợp sẽ dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước, là mầm mống gây ra tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai

Công tác định giá đất chưa phù hợp sẽ dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước, là mầm mống gây ra tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai

Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng thời hạn đề xuất lùi của Chính phủ chưa cụ thể, trong khi đây là dự luật rất cấp thiết, phải ban hành sớm. "Dự án luật đã được đưa vào chương trình từ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, tháng 5/2019, sau đó phải điều chỉnh nhiều lần. Lần này là đề nghị điều chỉnh thứ tư", ông Tùng nhấn mạnh.

Thận trọng xem xét

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, lý do Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình là đợi Hội nghị Trung ương 5 xem xét tổng kết Nghị quyết 19, song đây không phải là vấn đề mới. Quốc hội khi xem xét đưa dự án vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã cân nhắc. Do đó, các cơ quan của Quốc hội đề nghị chỉ nên lùi một kỳ, Chính phủ phải trình Quốc hội cho ý kiến về dự luật này tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm 2022, và vẫn xem xét, thông qua theo quy trình 3 kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng tình với đề nghị của Chính phủ về lùi thời hạn trình dự án Luật đất đai sửa đổi, song chỉ nên lùi một kỳ họp, trình xin ý kiến Quốc hội vào kỳ họp thứ 4. 

Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, hiện nay dự án luật được Bộ phối hợp các bộ ngành, ủy ban của Quốc hội xây dựng. Bộ cũng đã hoàn thiện các dự thảo, tờ trình, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, tổng kết thi hành Luật Đất đai 2013 cũng như đánh giá tác động các chính sách.

"Chính phủ xác định sẽ trình dự thảo luật này vào kỳ họp tháng 10/2022, sau Hội nghị Trung ương vào tháng 5/2022", Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường nói, cho biết dù đã được lùi nhiều lần, đến nay dự án "vẫn không thể không lùi".

Theo nhận định của các chuyên gia dự án sửa đổi Luật đất đai 2013 là một dự án lớn, sửa đổi một đạo Luật quan trọng bậc nhất, quyết định và có ảnh hưởng đến hàng loạt các Luật liên quan khác.

Nói như Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, Luật Đất đai sửa đổi sẽ quyết định triển vọng phát triển của đất nước. Chính vì vậy, Luật Đất đai sửa đổi phải mang tính trí tuệ, bao quát phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời gian tới.

Giá đền bù giữa Nhà nước và doanh nghiệp khác nhau nảy sinh nhiều mâu thuẫn làm chậm tiến độ các dự án (Ảnh: LV)

Giá đền bù giữa Nhà nước và doanh nghiệp khác nhau nảy sinh nhiều mâu thuẫn làm chậm tiến độ các dự án (Ảnh: LV)

PGS.TS Doãn Hồng Nhung - Giảng viên cao cấp Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thừa nhận dự án sửa Luật đất đai lần này là một dự án rất phức tạp khi mà đã ra đời hơn 30 năm với 5 lần sửa đổi nhưng vẫn còn tồn tại bất cập, chồng chéo.

Việc thận trọng, xem xét kỹ có thể hiểu được bởi việc sửa đổi Luật đất đai 2013 sẽ phải xử lý được những những tồn tại hiện hữu liên quan đến đất đai trong một loạt Luật khác như Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản; Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, Luật Quy hoạch,…

"Và việc lùi này là hợp lý để có thêm thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, cẩn trọng bởi ảnh hưởng của Luật đất đai là rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là khối doanh nghiệp" - bà Nhung bày tỏ.

Những kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai

Các chuyên gia cũng đề xuất những kiến nghị, bất cấp tại Luật Đất đai cần sớm được tháo gỡ gồm: Vấn đề cho phép tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài thế chấp quyền sử dụng đất; Về vấn đề cho người nước ngoài sở hữu và giao dịch bất động sản. Hiện nay Luật Kinh doanh bất động sản đã cho phép điều này, trong khi Luật Nhà ở thì không.

Về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Cần bổ sung khái niệm về chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trong đó, chuyển đổi này phải phù hợp với quy hoạch nếu không sẽ bị “phá vỡ”.

Về cơ chế chuyển dịch đất đai, hiện nay vẫn thiếu và chưa có khuyến khích chuyển dịch đất đai tự nguyện, đa số vẫn còn thiên hướng về cưỡng ép, chưa tự nguyện. Ví dụ như Nghị định 42 còn bó hẹp về tính tự nguyện.

Về bồi thường và hỗ trợ tái định cư: Hiện nay việc này khó thực hiện là do phương án tính giá đất, mức giá 5 năm mới thay đổi 1 lần trong khi thực tế nền kinh tế xã hội thay đổi rất nhanh trong 5 năm. Do đó cần đẩy nhanh chu kỳ thay đổi giá đất, bên cạnh đó cần có cơ chế thu hồi đất thoả đáng hơn.

Liên quan đến hệ thống tài chính đất đai, cần xem lại thẩm quyền ban hành khung giá đất, bảng giá đất. Hiện nay chính quyền địa phương đang thực hiện thủ tục này đề xuất thuê cơ quan định giá đất độc lập.

Về phương pháp định giá đất: Mỗi địa phương đang áp dụng một phương pháp. Đề xuất chỉ nên có 2 phương pháp: So sánh trực tiếp hoặc hệ số điều chỉnh phù hợp, tần suất nhanh hơn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Luật Đất đai tiếp tục lỡ hẹn: Những kiến nghị sửa đổi tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713599011 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713599011 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10