Thế hệ khách hàng tiềm năng của ngân hàng sẽ thay đổi trong thời gian tới với hành vi, chuẩn mực mới, góp phần định hình hoạt động của ngân hàng.
>>>“Bước nhảy vọt” chuyển đổi số ngân hàng
Ngân hàng tài chính là lĩnh vực đang chuyển đổi số rất nhanh tại Việt Nam. Trong đó có sự xuất hiện nhiều hơn của các ngân hàng thuần số (neobank). Với các ngân hàng đang hoạt động, các kênh số để tiếp cận khách hàng đang tăng lên nhanh chóng.
Trước đại dịch COVID-19, theo đại diện công ty tư vấn PwC Việt Nam, ở Việt Nam mới có 1 ngân hàng số nhưng đến nay, xu hướng đang tăng nhanh. PwC thực hiện khảo sát Digital Banking để hiểu cách tiếp cận xu hướng ngân hàng số.
Theo ông Lê Quang Huy - Giám đốc dịch vụ tư vấn công nghệ và kỹ thuật số của PwC Việt Nam, các ngân hàng hàng đầu Đông Nam Á tham gia khảo sát, trong đó có Việt Nam đều nhận thức rõ vai trò quan trọng của chuyển đổi số. Không chỉ là tân trang lại kiến trúc công nghệ và cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số cần được nhìn tổng thể hơn về chiến lược số của ngân hàng, mục tiêu đạt được.
Do vậy, phần lớn các ngân hàng đang tích cực chuyển đổi số để thích nghi và đảm bảo tính cạnh tranh. Triển khai chuyển đổi số, ngân hàng hướng đến mục đích chính là nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng hiệu suất hoạt động và giúp các ngân hàng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Chuyển đổi số cũng là cơ hội để ngân hàng đạt được nhiều mục tiêu tài chính quan trọng như giảm tỷ lệ giữa chi phí và thu nhập, giảm chi phí tiếp cận khách hàng và giúp ngân hàng đạt mức tăng trưởng tốt.
Sự tăng trưởng của ngân hàng số đi liền với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ về người dùng số. Theo Ngân hàng Nhà nước, đến hết năm 2002, 3/4 dân số trưởng thành đã có tài khoản thanh toán. Giao dịch thanh toán qua Internet tăng 63,2% về số lượng và 32,3% về giá trị. Con số này ở điện thoại di động còn cao hơn, tăng 98,3% về số lượng và 84,3% giá trị.
Tốc độ tăng trưởng này dự báo còn tiếp tục khả quan trong thời gian tới khi thế hệ khách hàng tiềm năng của ngân hàng thay đổi. Đề cập đến sự thay đổi này, bà Trịnh Thị Lan - Giám đốc Chuyển đổi số, Tổng công ty Giải pháp Viettel cho biết: đó là nhóm khách hàng này chính là gen Z sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ, có mức độ hiểu biết về công nghệ cao, thực dụng và đề cao sự tiện lợi, sẵn sàng trải nghiệm cái mới. Gen Z có hành vi và chuẩn mực tiêu dùng khác hẳn trước đây.
Là lực lượng lao động mới trên thị trường, tuy chưa chiếm vai trò chi phối chính nhưng trong tương lai gần, gen Z là thế hệ sẽ định hình mô hình hoạt động của các ngân hàng. Các ngân hàng truyền thống buộc phải thay đổi. Trong đó, chuyển đổi trải nghiệm khách hàng từ phong cách truyền thống sang những cảm xúc mới mẻ, hiện đại hơn.
Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người dùng cũng thay đổi. Trước kia, khách hàng là đối tượng thụ hưởng, giờ là đối tượng thụ hưởng và tạo ra giá trị.
>>>Vì sao Gen Z quan tâm đến đầu tư tài chính từ rất sớm?
Theo bà Trịnh Thị Lan, công nghệ và dữ liệu giờ đây không chỉ phục vụ những gì khách hàng muốn mà còn có tác dụng đưa ra dự báo điều khách hàng cần trong tương lai, đồng thời đưa ra các khuyến nghị.
Vấn đề này, các công ty fintech đang thực hiện rất tốt với những mô hình tiếp cận khách hàng hằng ngày và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, giúp các ngân hàng, tổ chức tài chính tiếp cận khách hàng một cách đơn giản, hiệu quả với chi phí thấp nhất.
Chẳng hạn như tại MoMo, với công nghệ eKYC (xác thực điện tử) để định danh trực tuyến, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ khi mở tài khoản ngân hàng, hiện nay đã có hơn 230.000 tài khoản ngân hàng được mở thành công. So với cách làm truyền thống, người dùng chỉ mất 2 phút để hoàn thành quá trình mở tài khoản ngân hàng và 35 giây để duyệt hồ sơ với tỷ lệ duyệt thành công lên đến 90%.
Ngoài ra, các công ty fintech còn đóng vai trò một nền tảng đầu tư dễ tiếp cận với nhiều lựa chọn theo nhu cầu. Các khoản đầu tư này có thể được thực hiện dưới dạng mở sổ tiết kiệm, mua vàng online, mua chứng chỉ quỹ hoặc các dịch vụ như thu hộ khoản vay, thẻ tín dụng cho các ngân hàng thông qua ứng dụng.
Trước sự cạnh tranh đang diễn ra mạnh mẽ, phần lớn các ngân hàng Việt Nam đang có xu hướng xây dựng khối ngân hàng số hoặc thành lập các trung tâm công nghệ để theo đuổi con đường chuyển đổi số.
Có thể bạn quan tâm
PVcomBank hợp tác với IBM nâng cao dịch vụ ngân hàng số
15:01, 14/06/2023
90% người tiêu dùng Việt quan tâm đến hình thức ngân hàng số
16:30, 31/05/2023
Nỗi lo bảo mật ngân hàng số
03:30, 24/05/2023
Doanh nghiệp dễ dàng mua bán ngoại tệ online với ngân hàng số Techcombank Business
07:15, 23/05/2023
Nam A Bank tiên phong với hệ sinh thái ngân hàng số "Một chạm mọi trải nghiệm"
09:52, 20/05/2023
Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Cần có hành lang pháp lý cho ngân hàng số
04:00, 17/05/2023
OCB đầu tư hệ thống quản lý gian lận trong ngân hàng số đa kênh
05:00, 16/05/2023
Ngân hàng số cho doanh nghiệp của VietinBank được vinh danh Sao Khuê 2023
15:44, 05/05/2023
Eximbank đạt giải thưởng Sao Khuê về lĩnh vực ngân hàng số
15:29, 01/05/2023
Nam Định: Tích cực đưa dịch vụ ngân hàng số đến với khách hàng
00:06, 13/04/2023
Tăng tốc chuyển đổi ngân hàng số với nền tảng Backbase
19:00, 06/04/2023
Giao dịch trên Ngân hàng số Digimi, nhận quà không giới hạn
15:14, 17/03/2023
Thế hệ trẻ sành công nghệ có ngân hàng số Liobank
12:54, 02/03/2023
OCB tiếp tục tăng trưởng mảng ngân hàng số trong năm 2022
16:18, 30/01/2023
Nhận lì xì Đại Cát qua ngân hàng số
04:50, 23/01/2023
Vì sao ngân hàng số Digimi của Bản Việt được dân văn phòng ưa thích?
04:00, 12/12/2022
Kẽ hở trong hoạt động ngân hàng số
03:00, 11/12/2022
UOB ra mắt nền tảng ngân hàng số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
05:00, 02/12/2022
Tiện lợi và nhiều ưu đãi, người trẻ ngày càng thích thanh toán bằng ngân hàng số
04:50, 02/12/2022