Lương tối thiểu vùng đang “khoác quá nhiều vai”

THY HẰNG 16/06/2019 11:01

Phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ rất “nóng” bởi yêu cầu lương tối thiểu năm 2020 phải đáp ứng 100% nhu cầu sống tối thiểu theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018.

Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Trao đổi với DĐDN, ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, mức lương tối thiểu vùng đang bị “khoác” quá nhiều chức năng, làm tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.

br class=

Mức tăng lương tối thiểu so với CPI, GDP. Nguồn: GSO.GOV.VN

Mức tăng không đồng bộ giữa lương tối thiểu và năng suất lao động

“Ở nhiều nước, tăng lương tối thiểu chỉ đơn thuần là tăng mức lương, không liên quan đến căn cứ chi trả bảo hiểm và các khoản khác”, ông Cẩm dẫn ví dụ. Trong khi đó, tại Việt Nam, lương tối thiểu là căn cứ tính mức lương bậc 1 của hệ thống thang bảng lương, thêm đó có quy định cứng khoảng cách các bậc là 5%. Như vậy, khi tăng lương tối thiểu thì tất cả các bậc đều tăng.

Cùng với đó, lương tối thiểu cũng là căn cứ tính bảo hiểm, lương tối thiểu tăng thì phí đóng cũng tăng. “Chính vì bị khoác cho quá nhiều vai như vậy mà mỗi lần tăng lương tối thiểu doanh nghiệp đều “kêu”, trong khi đa phần doanh nghiệp, kể cả dệt may cũng đã trả cho người lao động mức lương 8-10 triệu đồng/tháng, cao hơn nhiều lần so với lương tối thiểu”, ông Cẩm phân tích.

Có thể bạn quan tâm

  • Lương tối thiểu vùng 2020 (Kỳ IV): Chênh lệch lớn trong đề xuất của các bên

    Lương tối thiểu vùng 2020 (Kỳ IV): Chênh lệch lớn trong đề xuất của các bên

    12:09, 14/06/2019

  • Lương tối thiểu vùng 2020 (Kỳ III): Cần loại bỏ hàng xa xỉ phẩm ra khỏi

    Lương tối thiểu vùng 2020 (Kỳ III): Cần loại bỏ hàng xa xỉ phẩm ra khỏi "giỏ hàng hoá"

    07:10, 03/06/2019

  • Lương tối thiểu vùng 2020 (kỳ II): Doanh nghiệp kiến nghị giãn lộ trình tới sau năm 2020

    Lương tối thiểu vùng 2020 (kỳ II): Doanh nghiệp kiến nghị giãn lộ trình tới sau năm 2020

    10:35, 31/05/2019

  • Lương tối thiểu vùng 2020 (kỳ I): Lương tối thiểu đang

    Lương tối thiểu vùng 2020 (kỳ I): Lương tối thiểu đang "khoác" quá nhiều vai

    17:14, 30/05/2019

  • Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019

    Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019

    03:30, 28/08/2018

  • Lương tối thiểu vùng 2019

    Lương tối thiểu vùng 2019 "chốt" mức điều chỉnh tăng 5,3%

    11:45, 13/08/2018

Trên thực tế, cứ 1% lương tối thiểu tăng lên thì doanh nghiệp phải chi cho người lao động gần 1,6% trên quỹ lương cơ bản. Vậy, nếu tăng 5% lương tối thiểu tức là doanh nghiệp phải tăng tổng cộng chi phí 8% trên quỹ lương cơ bản.

Cùng quan điểm, đại diện Hiệp hội DNNVV Việt Nam cũng cho biết, mức lương tối thiểu vùng tăng liên tục qua các năm, tốc độ tăng cao hơn tốc độ năng suất lao động đã làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Cụ thể, với khoảng 714.000 doanh nghiệp đang hoạt động với năng suất lao động hiện chỉ tăng ở mức 2-4%, trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân của lương tối thiểu những năm gần đây mức 5,8%.

Mức tăng không đồng bộ giữa lương tối thiểu và năng suất lao động không chỉ là mối đe dọa với tăng trưởng việc làm mà còn với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với những ngành công nghiệp thâm dụng lao động như dệt may, da giày, sản xuất linh kiện điện tử...

"Xu hướng này không giống các quốc gia khác như Thái Lan, Indonesia. Khoảng cách giữa tăng trưởng lương tối thiểu và tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam đã dãn rộng nhanh hơn các quốc gia khác", TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) từng khẳng định.

Giãn lộ trình theo “sức khoẻ” doanh nghiệp

Vì vậy, các doanh nghiệp kiến nghị cần giãn lộ trình tăng lương tối thiểu vùng. “Nếu cứ tăng mức lương tối thiểu thì những doanh nghiệp dệt may như chúng tôi hoặc những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường sẽ “không thể chịu nổi” mà rời bỏ thị trường vì doanh nghiệp đang phải bù lương và do mức đóng bảo hiểm lớn, bao gồm cả số lao động 3-6 tháng, đây là số lao động biến động rất lớn”, ông Cẩm nhấn mạnh.

Đại diện Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam - ông Lê Xuân Dương cũng cho rằng, cơ quan quản lý Nhà nước nên cân nhắc giãn tiếp lộ trình để đảm bảo “sức khoẻ” và tính cạnh tranh của doanh nghiệp khi hội nhập”, ông Dương kiến nghị.

Theo các doanh nghiệp, tại Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 về cải cách chính sách tiền lương cũng có quy định rõ, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố “khả năng chi trả của doanh nghiệp” cần được đặc biệt chú ý xem xét.
Không chỉ kiến nghị các tác động của tăng tiền lương tối thiểu vùng tới việc tăng chi phí của doanh nghiệp, phân tích của bộ phận kỹ thuật của Tổ chức đại diện người sử dụng Lao động cũng cho thấy, trong các căn cứ để đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đều cho thấy điều chỉnh tăng là chưa hợp lý.

Cụ thể, cơ sở thứ nhất, về lương tối thiểu bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình: Đánh giá của nhóm kỹ thuật cho thấy, mức lương tối thiểu hiện nay đã đáp ứng khoảng 95,2% nhu cầu sống tối thiểu.

Cơ sở thứ hai, là mức lương phổ biến trên thị trường lao động, theo đó, thu nhập bình quân quý IV/2018 là 6.6500 nghìn đồng. Như vậy lương tối thiểu vùng quý 1/2019 đã tương đương 63% mức lương trung bình.

Cơ sở thứ ba là giá tiêu dùng, tình hình kinh tế và xã hội tăng trưởng doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2019 trong khi chỉ số giá tiêu dùng CPI hiện dự báo mức dưới 4%, thì tăng tiền lương tối thiểu vùng mức 5,3%. Như vậy, mức tăng lương tối thiểu vùng 2019 vẫn cao hơn mức tăng CPI.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lương tối thiểu vùng đang “khoác quá nhiều vai”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO