M&A trong lĩnh vực hạ tầng đang kém hấp dẫn?

Diendandoanhnghiep.vn Các dự án hạ tầng, nhất là dự án giao thông vận tải như: dự án đường cao tốc Bắc- Nam hiện đang ít thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư ngoại.

Tổng giá trị M&A tại Việt Nam năm 2018 đạt 7,64 tỷ USD, bằng 74,9% so với năm 2017. Sản xuất hàng tiêu dùng và bất động sản, hai lĩnh vực sôi động nhất trong năm này.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực hạ tầng, năm 2018 Việt Nam chỉ ghi nhận duy nhất một thương vụ của nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư chiến lược vào Công ty CP FECON (Mã CK: FCN).

Các dự án hạ tầng giao thông chưa hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

Các dự án hạ tầng giao thông chưa hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

Đánh giá về sức hấp dẫn của lĩnh vực hạ tầng, ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty AVM Việt Nam, cho biết, hiện nay chưa có thương vụ nào đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực này.

"Theo quan sát của chúng tôi, lĩnh vực này thường là đầu tư trực tiếp - hợp tác đầu tư chứ ít trường hợp M&A", ông Đặng Xuân Minh cho biết.

Là đơn vị tư vấn và tham gia nhiều thương vụ M&A, phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán về vốn, bà Trần Thị Bảo Ngọc, Giám đốc Khối dịch vụ Ngân hàng đầu tư (VPS) cho biết, tại VPS trong mảng hạ tầng hoạt động liên quan đến công cụ phát hành vốn nhiều hơn M&A.

Theo bà Ngọc, việc chỉ duy nhất một thương vụ xảy ra trong năm 2018 có thể do cơ hội tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược tốn nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, do đặc thù của ngành - yếu tố lợi nhuận chưa đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Anh Tuấn - Cố vấn cao cấp của diễn đàn M&A cho rằng, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trong lĩnh vực hạ tầng có nhiều rủi ro, chưa hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.

TS Nguyễn Anh Tuấn cho hay, các dự án hạ tầng, nhất là dự án giao thông vận tải như: dự án đường cao tốc Bắc- Nam hiện đang ít thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư ngoại.

“Nguyên nhân bởi các dự án trong lĩnh vực này thường có thời gian thu hồi vốn lâu và hay gặp rủi ro về chính sách. Luật pháp của các nước thường quan tâm đến đảm bảo đầu tư và phòng ngừa rủi ro, luật pháp của ta chưa đủ để họ tiếp cận. Chưa kể, các dự án này thường phải giải phóng mặt bằng rất phức tạp, thường phải giải quyết bằng tố tụng, rất mất thời gian, phiền phức… nên lĩnh vực này chưa hấp dẫn vốn ngoại”- ông Nguyễn Anh Tuấn nói.

Theo TS Nguyễn Anh Tuấn, cùng là dự án hạ tầng nhưng có thể nhà đầu tư ngoại quan tâm, mua lại các dự án điện, đặc biệt là điện mặt trời thời điểm này đang phát triển. Còn trong lĩnh vực giao thông, do luật pháp chưa quy định chặt chẽ hoạt động M&A nên doanh nghiệp Việt có thể bán lại các trạm thu phí… nhưng chưa có nhà đầu tư nào quan tâm.

“Hay như dự án đường cao tốc Bắc- Nam, kêu gọi đầu tư từ doanh nghiệp Hoa Kỳ, châu Âu là khó. Cần hoàn thiện chính sách, quy định trong lĩnh vực này trước”- ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.

Trên thực tế, M&A hạ tầng đang là một vùng luật Việt Nam chưa quan tâm. Các quy định hiện hành chưa đủ để các nhà đầu tư bỏ vốn mua lại một công trình giao thông hoặc năng lượng.

Theo Luật sư Vũ Sơn Tùng, Thành viên Đoàn luật sư Hà Nội và Đoàn luật sư Washington, D.C. (Hoa Kỳ), luật pháp Việt Nam về hạ tầng bao gồm nhiều nghị định và hướng dẫn cho từng loại hạ tầng, hạ tầng điện lực, hạ tầng giao thông.

“Công ty chúng tôi đã làm việc với nhiều nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực năng lượng, trong đó có năng lượng sạch. Tuy nhiên, việc tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này tại Việt Nam đang vướng những rào cản”, ông Tùng cho biết.

Dự báo, năm 2019 giá trị M&A có thể cán mốc 6,7 tỷ USD, bằng 88,16% so với năm 2018, nhờ những chuyển động về chính sách, cũng như việc Việt Nam và EU ký EVFTA và CTTPP có hiệu lực.

Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn M&A 2019, tin rằng, nếu pháp lý được hoàn thiện, chắc chắn thúc đẩy được nhiều thương vụ lớn trong lĩnh vực M&A hạ tầng, thay vì chỉ đơn giản là phát hành trái phiếu như hiện nay.

“Tôi đã tiếp xúc với một số nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực hạ tầng. Một số nhà đầu tư muốn mua đứt dự án giao thông, nhưng họ chưa tìm được điểm mua vì nhiều lý do”, ông Minh cho biết.

Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Thành Thống cho hay, Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Với đầu tư nước ngoài, chủ trương của Việt Nam tới đây là sẽ áp dụng hình thức đầu tư mới, đầu tư xuyên biên giới không góp vốn (NEM), mở rộng phương thức M&A, nhằm tạo cơ hội rộng mở để thị trường M&A Việt Nam có bước đột phá.

Giới chuyên gia dự báo, giá trị M&A năm 2019 có thể đạt mốc 6,7 tỷ USD, bằng 88,16% so với năm 2018.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết M&A trong lĩnh vực hạ tầng đang kém hấp dẫn? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713874389 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713874389 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10