Mất cân đối cung - cầu, nhiều tập đoàn không tuyển được lao động trình độ cao

Bài - Ảnh: THY HẰNG 26/12/2023 12:06

Phó Thủ tướng cho biết nhiều tập đoàn đến Việt Nam đầu tư, muốn tuyển dụng lực lượng lao động trình độ phổ thông, có tính chất gia công thì có nhưng lực lượng lao động đáp ứng công nghệ cao còn thiếu.

>>>"Nghịch lý" lao động dồi dào nhưng tốc độ tăng năng suất lao động thấp

Tham dự hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành LĐTB&XH, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhận định, năm 2023 là năm đầy sóng gió, thách thức vượt cả dự báo.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhận định, năm 2023 là năm đầy sóng gió, thách thức vượt cả dự báo.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhận định, năm 2023 là năm đầy sóng gió, thách thức vượt cả dự báo.

Theo đó, sự đứt gãy chuỗi sản xuất, suy giảm đơn hàng, xung đột và những bất ổn về an ninh lương thực, an ninh năng lượng đang gây những tác động kép tới nền kinh tế toàn cầu, khiến những bước phục hồi sau đại dịch Covid-19 rất chậm chạp. Tại Việt Nam, tình trạng phải nghỉ giãn việc, giảm việc của người lao động đã xuất hiện từ quý IV năm 2022 và kéo dài suốt năm nay.

Trong bối cảnh đó, từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ ngành, và toàn dân, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Dù chỉ tiêu tăng trưởng GDP trên 5% chưa đạt kỳ vọng đề ra nhưng với nhiều nước đã là niềm mơ ước. Các thị trường thương mại, dịch vụ, du lịch cũng đã vượt những mục tiêu đề ra.

Lĩnh vực xã hội, Việt Nam là điểm sáng được quốc tế ghi nhận trong cuộc chiến chống đói nghèo. Việt Nam tăng nhiều bậc trong bảng xếp hạng những quốc gia tham gia các chỉ số đánh giá về phát triển xã hội.

Phó Thủ tướng nhắc lại việc tổng kết Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương về chính sách an sinh xã hội, từ đó  Trung ương tiếp tục ban hành Nghị quyết 42 về vấn đề chính sách xã hội trong tình hình mới, chuyển đổi từ việc thực hiện chính sách xã hội đảm bảo và ổn định sang ổn định và phát triển.

Năm nay, Việt Nam đưa được 150.000 lao động đi nước ngoài, bằng rất nhiều biện pháp, giải pháp. Việc này góp phần quan trọng với nhiệm vụ đảm bảo công ăn việc làm cho người dân.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên 68% (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 27-27,5%), cũng là một con số ấn tượng.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng, cần tiếp tục xem xét các chỉ số này, để đảm bảo chất lượng, hiệu quả tốt hơn.

Đồng thời, thực hiện tốt định hướng đào tạo trình độ, ngoại ngữ cho lực lượng lao động đáp ứng thị trường lao động quốc tế. “Đây chính là nguồn nhân lực chất lượng cao, làm việc trong môi trường công nghiệp, tiếp cận công nghệ tiên tiến, để khi họ trở lại thị trường đó chính là động lực để thúc đẩy quá trình chuyển đổi của thị trường lao động trong nước”, Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Thủ tướng, thực tế thị trường lao động vẫn còn mất cân đối cung – cầu. “Nhiều tập đoàn đến Việt Nam đầu tư, muốn tuyển dụng lực lượng lao động trình độ phổ thông, có tính chất gia công thì có nhưng cần lực lượng lao động để đáp ứng công nghệ cao còn rất thiếu”, Phó thủ tướng nêu thực tế.

Trong đó, cầu lao động còn rất yếu, cung lao động cũng chưa có sự cải thiện nhiều về chất lượng. Và để cung và cầu lao động hợp lý, trước hết cần có sự chuyển đổi kinh tế chứ không chỉ riêng ngành Lao động.

“Chuyển đổi cầu thì sẽ có cung, nhưng cung và cầu bao giờ cũng có sự lệch pha, vì thế khi đất nước chuyển sang nền kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, Bộ cần tham mưu đi trước một bước để chuẩn bị nguồn nhân lực là hết sức quan trọng”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Về nhiệm vụ năm 2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gợi ý Bộ LĐTB&XH tiếp tục tham mưu Chính phủ chương trình hành động triển khai Nghị quyết 42 của Trung ương.

Đặc biệt là quan tâm đến những vấn đề, thách thức, khó khăn đặt ra và có phân công và lộ trình để sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống, đồng thời thể chế hoá các quan điểm, chủ trương, nghị quyết trong dự án của Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi thông qua vào kỳ họp thứ bảy và Luật Việc làm sửa đổi lấy ý kiến vào kỳ họp thứ tám. 

Bộ cần sớm tham mưu hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiêu chuẩn lao động, quan hệ lao động, việc làm, an sinh xã hội hợp với tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các cam kết trong FTA thế hệ mới; giải quyết các vấn đề trong quan hệ với người sử dụng lao động và người lao động, đối thoại, thương lượng tập thể…

Thứ hai, chú trọng bám sát nhu cầu thị trường lao động, trong đó có sàn giao dịch việc làm quốc gia để bộ theo dõi, đánh giá, cập nhật, nắm được cung và cầu.

Phó Thủ tướng đề cập thời điểm quý I/2024, Thủ tướng sẽ dự khai trương sàn giao dịch việc làm quốc gia. Qua đó, ngành LĐTB&XH sẽ chuyển đổi số toàn diện nhất trong số các bộ ngành khi có sàn giao dịch điện tử này. Đây là sàn giao dịch lao động - việc làm quốc gia, phục vụ yêu cầu phát triển đất nước. 

Bộ LĐTB&XH cũng được giao chủ trì hoàn thành khung chính sách quốc gia và chiến lược thích ứng quá trình già hóa và mất bằng giới trong dân số.

"Các bộ, ngành phải nhận thấy đây là một thách thức rất lớn. Sẽ đến thời điểm một người lao động phải nuôi 4-5 người già nên phải lo vấn đề an sinh ngay từ bây giờ", lãnh đạo Chính phủ nhắc.

hó Thủ tướng Trần Hồng Hà gợi ý Bộ LĐTB&XH tiếp tục tham mưu Chính phủ chương trình hành động triển khai Nghị quyết 42 của Trung ương.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gợi ý Bộ LĐTB&XH tiếp tục tham mưu Chính phủ chương trình hành động triển khai Nghị quyết 42 của Trung ương. 

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ LĐTB&XH chủ trì với Bộ GDĐT cần ban hành một cơ chế để xây dựng chuẩn chương trình, nội dung giáo dục, bằng cấp và thừa nhận để đảm bảo liên thông giáo dục giữa các cấp học.

Thứ ba, ngành LĐTB&XH đóng vai trò hạt nhân trong chỉ đạo, tổ chức, thực hiện chính sách ưu đãi về người có công với cách mạng. Thời gian tới cần nghiên cứu, tham mưu, hoàn thiện mức chuẩn trợ cấp, cung cấp ưu đãi, hướng tới mức ưu đãi cao nhất trong các chính sách xã hội. Ngành chức năng đang gấp rút bổ sung hồ sơ và hoàn thiện tiêu chuẩn cho người có công.

Đây là những việc hết sức nhân văn của chế độ và đây cũng là đặc trưng của xã hội Việt Nam, một đất nước đã trải qua hàng thế kỷ chiến tranh. Thời bình hiện nay, một mặt phải đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện hồ sơ, mặt nữa cần phải làm những điều có thể làm tốt nhất để thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa. 

Bốn là, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng, khuyến khích người lao động, người sử dụng lao động tham gia BHXH; hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, khắc phục tình trạng chậm đóng BHXH, cần có chế tài tốt hơn đặc biệt trong việc thanh tra, kiểm tra với việc trốn, chậm đóng BHXH.

Phó Thủ tướng cũng nhắc tới Chiến lược quốc gia với người cao tuổi, yêu cầu giải quyết các vấn đề của công nhân lao động như nhà ở, đời sống tinh thần. 

Phó Thủ tướng gọi 2024 là năm chỉnh đốn, nâng cao năng lực, thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh các vấn đề liên quan đến lao động. Bộ LĐTB&XH cần tập trung quan tâm vấn đề này hơn nữa, để người lao động không mất lòng tin vào Đảng, Nhà nước.

Năm là, triển khai hệ thống dịch vụ xã hội, đa dạng, đa tầng, liên thông, chuyên nghiệp đáp ứng cơ bản, tăng khả năng tiếp cận với các nhóm đối tượng nhất là công nhân, người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào di cư tự do, đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng động ngũ nhân viên làm công tác xã hội có hiểu biết pháp luật, có phẩm chất đạo đức, tận tâm, chuyên nghiệp, thúc đẩy xã hội hoá phát triển mạng lưới dịch vụ chăm sóc xã hội.

“Hiện nay chúng ta làm rất tốt việc hỗ trợ những người có hoàn cảnh không may mắn nhưng trên thực tế công việc vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Phải làm sao để các đối tượng tiếp cận được với mạng lưới dịch vụ chăm sóc xã hội một cách tốt nhất”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

>>>Đề xuất chính sách đặc thù với người học nghề

>>>Thị trường lao động phục hồi trong một năm khó khăn

Tiếp thu chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung chia sẻ, năm 2023 trong bối cảnh cả nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, với sự nỗ lực rất lớn của cán bộ, công nhân viên toàn và sự hỗ trợ của các bộ ngành, cơ quan trung ương, ngành LĐTB&XH đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Phó Thủ tướng gọi 2024 là năm chỉnh đốn, nâng cao năng lực, thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh các vấn đề liên quan đến lao động.

Phó Thủ tướng gọi 2024 là năm chỉnh đốn, nâng cao năng lực, thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh các vấn đề liên quan đến lao động.

Trong 19 chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao cho ngành cơ bản hoàn thành và hoàn thành tốt, trong đó nhiều chỉ tiêu đạt kết quả cao.

Bước vào năm 2024, với phương châm đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, phát triển, Bộ trưởng mong muốn toàn ngành thống nhất cao thực hiện phương châm này. Nỗ lực hoàn thành năm 2024 với kết quả cao hơn năm 2023, đặc biệt phấn đấu hoàn thành 3 chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

Đó là, tỷ lệ thất nghiệp dưới 4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt gần 69%, trong đó lao động được cấp chứng chỉ, bằng cấp đạt 28%; giảm nghèo đạt chuẩn đa chiều trên 1%. Đồng thời hoàn thành 16 chỉ tiêu ngành đạt ra, tinh thần không có chỉ tiêu nào không làm.

Để làm được việc này, Bộ trưởng nhấn mạnh, trước hết sẽ tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết 42 của Trung ương, toàn ngành sẽ tổ chức học tập chuyên đề, đặc biệt 5 quan điểm mới, 6 nội dung, 11 nhiệm vụ, 3 đột phá. Ngành cũng sẽ tham mưu cho Chính phủ ban hành chương trình hành đồng phát triển của cơ quan điều hành đất nước.

Đồng thời hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng thể chế, trọng tâm là trình Quốc hội thông qua Luật bảo hiểm xã hội, Luật việc làm sửa đổi.

Tập trung xây dựng thị trường lao động ổn định, linh hoạt, đa chiều, phát triển bền vững. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng thị trường lao động đặc biệt những vấn đề mới như chip, bán dẫn, thị trường tín chỉ cacbon…

Phát triển hệ thống an sinh xã hội bao trùm, đa dạng, nâng cao khả năng tiếp cận của các nhóm đối tượng, nhất là người yếu thế, dân tộc thiểu số. Trong đó, chú trọng 3 vấn đề, vừa phòng ngừa, khắc phục vừa thích ứng rủi do hướng tới xây dựng lưới an sinh bao trùm, bền vững, mọi người đều được tham gia và thụ hưởng thành quả xã hội.

Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên lĩnh vực người có công và xã hội để hoàn thiện hệ thống cơ sở an sinh xã hội trên tất cả lĩnh vực.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách pháp luật về lao động, người có công với xã hội, siết chặt kỉ cương hành chính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền đi đôi với cá thể hóa trách nhiệm cá nhân và tập thể.

Khắc phục hiệu quả tình trạng né tránh, đùn đẩy, thấy khó thì né, phức tạp thì đùn đẩy để làm sao thực thi hiệu quả chính sách, người dân được thụ hưởng.

Có thể bạn quan tâm

  • "Nghịch lý" lao động dồi dào nhưng tốc độ tăng năng suất lao động thấp

    10:57, 26/12/2023

  • Thị trường lao động phục hồi trong một năm khó khăn

    08:44, 26/12/2023

  • Đề xuất chính sách đặc thù với người học nghề

    10:13, 26/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mất cân đối cung - cầu, nhiều tập đoàn không tuyển được lao động trình độ cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO