“Mặt trận mới” trong quan hệ Mỹ - Trung

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 09/05/2021 11:09

Intel đang đàm phán với các hãng thiết kế chip về việc sản xuất chip tại nhà máy của mình trong vòng 6-9 tháng, thay vì phải xây nhà máy mới mất tới 3-4 năm.

Nếu kế hoạch nói trên của Intel thành công, cơn khát chip của các hãng sản xuất ôtô Mỹ có thể sẽ được giải quyết, qua đó sẽ giúp Mỹ đối trọng với Trung Quốc trong lĩnh vực này.

 Intel đang có kế hoạch sản xuất chip ô tô tại nhà máy của mình trong 6-9 tháng. (Nhà máyp/Intel tại Hillsboro, Oregon, Washington, Mỹ. Ảnh:p/Intel Corporation)

Intel đang có kế hoạch sản xuất chip ô tô tại nhà máy của mình trong 6-9 tháng. (Nhà máy Intel tại Hillsboro, Oregon, Washington, Mỹ. Ảnh: Intel Corporation)

Nhà Trắng ra tay

Vừa qua, Chính quyền Biden đã tổ chức một hội nghị trực tuyến với các giám đốc điều hành của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn. Nội dung xoay quanh câu hỏi: Làm sao có đủ nguồn cung chip để giải cứu ngành ôtô?

Cuộc họp quy tụ nhiều ông lớn công nghệ như HP, Intel, Samsung, AT&T, Cummins, Dell, SkyWater Technology, Stellantis, TSMC. Nhưng cuối cùng chỉ có một công ty Mỹ là Intel dám lên tiếng sẽ sản xuất chip dùng cho ôtô ngay tại nhà máy của mình.

Quy trình sản xuất chip của Intel chỉ mất khoảng 6- 9 tháng, thay vì phải chờ đợi thành quả của những kế hoạch kéo dài vài năm, tiêu tốn hàng trăm tỷ USD từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia.

Trong khi các nhà sản xuất ôtô GM, Ford muốn Chính phủ hỗ trợ tối đa để sản xuất chip dùng riêng cho xe hơi; còn các nhà sản xuất chip muốn đưa nhà máy ra nước ngoài để tối đa hóa lợi nhuận.

Không ai ngờ, một nền công nghệ mạnh như Mỹ lại phụ thuộc hầu hết linh kiện từ các nhà máy đặt tại Đài Loan, Trung Quốc đại lục. Từ trước tới nay, Mỹ không sản xuất bất kỳ chip công nghệ cao nào có kích thước nhỏ hơn 10 nm.

Công nghệ Mỹ đuối sức

Trong cuộc đua công nghệ Mỹ - Trung, Intel đã nổi lên như một đại diện của Mỹ, song “gã khổng lồ” này đang vật lộn với tình trạng tụt hậu so với các đối thủ sung sức từ Châu Á.

Intel trình làng con chip tân tiến nhất của họ 10nm cách đây khoảng 5 năm, nhưng tới nay vẫn chưa đạt được thêm bước tiến nào. Trong khi đó, các nhà sản xuất chip tại Châu Á là Samsung Electronics và TSMC đang sản xuất chip 7nm và 5nm.

Từ năm 2010 đến nay, Trung Quốc nổi lên và trở thành tay chơi đầy tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất chip, thị phần phình ra 17% trong vòng 10 năm qua. Điển hình như năm 2019, bất chấp chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, thị phần gia công chip của Trung Quốc đã tăng thêm 2%.

Ngành công nghiệp chip đã trở thành mặt trận quan trọng trong cuộc chiến công nghệ giữa Bắc Kinh và Washington. Chưa có gì đảm bảo Intel sẽ giải cứu thành công ngành công nghiệp xe hơi Mỹ.

Nếu Intel thất bại, công nghệ Mỹ sẽ hứng chịu gáo nước lạnh, còn Trung Quốc thêm phần tự tin cho các kế hoạch dài hơi - tự lực cánh sinh, sáng tạo và phong tỏa để đối phó với sự cô lập từ Mỹ và đồng minh.

Cơn bĩ cực này có thể được xem là cơ hội cho các doanh nghiệp và start-up trong lĩnh vực này?.

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ - Trung tiếp tục đối đầu trong lĩnh vực công nghệ

    05:00, 12/04/2021

  • Quan hệ Mỹ - Trung nhìn từ Alaska (Bài 2)

    06:00, 24/03/2021

  • Quan hệ Mỹ - Trung nhìn từ Alaska

    06:29, 22/03/2021

  • Mỹ - Trung tiếp tục lún sâu vào mâu thuẫn hệ thống

    09:00, 19/03/2021

  • Đối thoại Mỹ - Trung kết thúc trong bầu không khí căng thẳng

    08:00, 19/03/2021

  • Kỳ vọng gì từ đối thoại Mỹ - Trung?

    11:23, 18/03/2021

  • Mỹ - Trung đẩy mạnh cuộc cạnh tranh công nghệ quân sự

    05:00, 11/03/2021

  • CPTPP có trở thành “chiến trường” mới cho Mỹ - Trung?

    05:05, 21/02/2021

  • Mỹ - Trung thời Joe Biden (Kỳ II): So găng công nghệ

    05:17, 09/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Mặt trận mới” trong quan hệ Mỹ - Trung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO