KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh văn phòng Hội KTS Việt Nam cho rằng, với lợi thế hệ thống giao thông có sẵn và đã quy hoạch, mô hình phù hợp với Thủ đô vẫn là xây dựng các đô thị vệ tinh.
>>Phát triển đô thị bền vững trên nền tảng của công nghệ số và chuyển đổi số
Mới đây, tại tờ trình đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội đã nêu một số định hướng nghiên cứu điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô gắn với định hướng phát triển đô thị thành phố Hà Nội trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
Trong đó, sẽ nghiên cứu định hướng mô hình “Thành phố trong thành phố” tại khu vực phía Bắc và phía Tây thành phố, nghiên cứu định hướng cấu trúc không gian lấy trục sông Hồng là trục xanh làm trung tâm.
Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp về đề xuất này, KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh văn phòng Hội kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, thành phố cũng là một dạng đô thị đặc biệt, phải được định hướng là một trung tâm kinh tế chính trị xã hội của một khu vực, mà ở đây là Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm |
Ông Tùng cho biết, bản thân thành phố đó phải tạo nên GDP, góp phần vào tăng trưởng của thành phố, chứ không chỉ sống dựa vào “thành phố mẹ”.
Thực tế hiện nay, mô hình thành phố trong thành phố đầu tiên tại Thủ Đức được kỳ vọng rất lớn, song vẫn chưa có cơ chế rõ ràng, dẫn đến vẫn loay hoay để có thể phát triển kinh tế.
Quay trở lại với Hà Nội, ông Tùng nhìn nhận, với hệ thống hạ tầng giao thông kết nối, với 3 đường vành đai hiện hữu và vành đai 4 chuẩn bị thực hiện, việc tập trung xây dựng những đô thị vệ tinh đúng nghĩa sẽ phù hợp.
Để làm được điều đó, Hà Nội cần tính đến bài toán làm cách nào để di dân ra khỏi nội thành. Theo ông Tùng, thời gian qua, Hà Nội cũng tạo ra được một số đô thị vệ tinh (ngoại thành), nhưng các khu đó dường như chỉ để "ngủ" chứ không phải đô thị theo đúng nghĩa.
"Hà Nội cần lưu ý đến quy hoạch phải lường trước nguồn lực để đầu tư. Tránh việc “vẽ xong rồi để đấy”. Để khi người dân đã di dời khỏi nội thành nhưng vẫn phải tập trung về đây để làm việc. Chưa kể còn rất nhiều khu đô thị bỏ hoang, không thu hút được dân cư đến ở" - vị chuyên gia nhấn mạnh.
Ở nội thành, vị KTS cũng cho biết cần xem xét lại quy hoạch “ngõ”, những khu vực hiện hữu của ngõ hẻm nên có những quy hoạch chính rõ ràng, tạo nên những đô thị nhỏ nhưng góp phần cho Hà Nội phát triển bền vững, bởi vì nó có thể thích ứng được với thiên tai đại dịch. Mặt khác, cũng cần chú trọng phát triển đô thị sông Hồng.
Ngoài ra, ông Tùng cũng nhấn mạnh, Thủ đô cần tính toán nguồn lực phát triển để đưa các huyện lên quận, chứ không phải cứ thành phố trong thành phố đã là một bài toán tốt.
"Mô hình mới như trên thế giới đã áp dụng đó là đô thị 15 phút - một trong những hình mẫu để tạo nên các đô thị hiện đại của thời kỳ 4.0. Mô hình tạo điều kiện để con người giảm nhu cầu đi lại và tiếp xúc trực tiếp nhờ các nền tảng giao tiếp và mua sắm trực tuyến. Mô hình này cũng giúp các cư dân chống chọi tốt hơn trước đại dịch Covid-19, vốn làm gián đoạn mọi hoạt động kinh tế, giao thương và giao tiếp xã hội" - ông Tùng cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Chùm đô thị cho Thủ đô
05:00, 12/03/2022
Phát triển đô thị bền vững trên nền tảng của công nghệ số và chuyển đổi số
03:00, 11/03/2022
Quy hoạch TP Thủ Đức: Phải xây dựng dựa trên 3 trụ cột để trở thành đô thị sáng tạo
13:49, 05/03/2022
Phân khúc SUV đô thị tại Việt Nam sắp sửa “thay máu”?
15:29, 03/03/2022
Hà Nội nghiên cứu phát triển đô thị hai bên trục Vành đai 4
10:05, 27/02/2022