Nhiều trung tâm hoặc đơn vị có chức năng hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (ĐMST) đã được hình thành trong thời gian qua nhưng hoạt động còn nhiều lúng túng.
>>Việt Nam - Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Một số trung tâm gặp khó khăn trong việc xác định mô hình, giải quyết các vấn đề về nguồn lực cũng như hình thành mạng lưới liên kết với nhau để trở thành hệ thống quốc gia.
Mô hình trung tâm đổi mới sáng tạo ở Việt Nam được thiết kế vận hành khá gọn nhẹ, không dựa vào cơ sở hạ tầng và có thể linh hoạt triển khai ở nhiều điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, đã có câu hỏi được đặt ra về việc duy trì hoạt động của trung tâm, làm sao để các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp hoạt động thực chất, có khách hàng, kiếm ra tiền và tồn tại.
Ông Trần Vũ Tuấn Phan - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ KHCN – Học viện Khoa học Công nghệ và ĐMST cho biết: Đa phần các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam hiện nay đều hoạt động dưới dạng kết nối, môi giới thông qua tổ chức các sự kiện mời khách hàng tiềm năng, các tổ chức cung cấp tham dự.
>>Đại học khởi nghiệp: Giải pháp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Các trung tâm cũng thường xuyên khai giảng các khóa tập huấn về khởi nghiệp, khóa đào tạo về kinh doanh cho các doanh nghiệp SME. Một số tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp mạnh hơn có thể mời các chuyên gia làm tư vấn, kết nối như kết nối với các chuyên gia hay tổ chức tư vấn tài chính, thẩm định để kết nối đầu tư. Ngoài ra, họ còn thực hiện nghiệp vụ liên quan đến phát triển mạng lưới, tổ chức xây dựng hệ sinh thái. Tất cả các tổ chức ở chừng mực nào đó đều đã và đang hỗ trợ ĐMST nhưng “chưa sắc”.
“Thông qua khảo sát ở 200 doanh nghiệp, chúng tôi nhận được phản hồi từ họ và cho rằng cái họ cần ở các trung tâm thì chưa tới và không tạo ra những cái mới để cạnh tranh. Chúng ta khi nói với doanh nghiệp là giá trị cốt lõi và tính cạnh tranh nhưng khi đi hỗ trợ họ thì không nói ra được các tổ chức của chúng ta có thế mạnh và khả năng cạnh tranh ra sao. Đây là điều hơi đáng tiếc mặc dù ta nói có mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST nhưng độ liên kết lỏng lẻo, còn dẫm chân nhau, dẫn đến không tối ưu được nguồn lực” - ông Trần Vũ Tuấn Phan cho biết.
>>Techfest Mekong 2022: Khát vọng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên vùng đất Chín Rồng
Rõ ràng không thể tồn tại một mô hình trung tâm khởi nghiệp ĐMST chung cho tất cả các tổ chức nhưng có những mô hình khác nhau để học tập và tham chiếu. Mô hình hoạt động của Trung tâm Đổi mới sáng tạo BK Holdings (Đại học Bách Khoa Hà Nội) khác hẳn với Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo xã hội (CSIE – Đại học Kinh tế Quốc dân) và càng khác xa Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia NIC (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Điểm vướng lớn nhất là các trung tâm chưa có một cơ chế để chia sẻ nguồn tài nguyên (chính là nguồn lực, đội ngũ các chuyên gia, cố vấn) và thông tin. Việc chia sẻ nguồn lực về đội ngũ chuyên gia, sẽ giúp cho các doanh nghiệp tìm đúng cửa. Chẳng hạn, một doanh nghiệp miền Bắc muốn bán sản phẩm trong Nam thì họ cần những tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo nhưng không biết có nên tìm đến Saigon Innovation Hub”, ông Trần Vũ Tuấn Phan nhấn mạnh.
Còn ông Nguyễn Trung Dũng, CEO của BK Holdings thì cho rằng các tổ chức hỗ trợ ĐMST hay quỹ đầu tư đã nhìn thấy trường đại học có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhân tài cho địa phương nhưng lại chưa thể cống hiến được nhiều hoạt động đổi mới sáng tạo cho địa phương. Sự kết nối của ba nhà (nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp) chưa phát huy. “Đừng bao giờ cố gắng biến các nhà khoa học thành doanh nhân mà hãy kết hợp nhà khoa học và doanh nhân, cùng đầu tư với nhà khoa học để mang lại hiệu quả nhất”.
Có thể bạn quan tâm