Bà con nông dân rất mong mỏi chính quyền tỉnh Thái Bình có chính sách hỗ trợ từ 30-50% giá trị máy gặt và máy cấy, để bà con tái đầu tư mạnh mẽ vào khâu thu hoạch và gieo trồng.
>>> Thái Bình cải thiện môi trường đầu tư thực chất, hiệu quả
Ông Trần Huy Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH sản xuất xuất nhập khẩu Đức Nam:
Ngành nông nghiệp vẫn luôn giữ vai trò là trụ cột của nền kinh tế Thái Bình. Tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ vẫn là vấn đề lớn mỗi khi nhắc đến hạn chế của ngành nông nghiệp. Điều này không chỉ cản trở việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất sản phẩm mà còn là lực cản làm giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản Việt trên thị trường quốc tế.
Do đó, việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp sẽ phần nào xóa bỏ được tình trạng này, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh lớn.
Thái Bình luôn là địa phương đi đầu trong cơ giới hóa nông nghiệp. Cơ giới hóa đã giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản, thúc đẩy quá trình liên kết sản xuất ở nông thôn.
Đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của tỉnh Thái Bình, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động theo hướng tích cực.
Hiện nay, giá trị của máy gặt, máy cấy hiện đại của Nhật Bản có giá trị rất cao, trong khi máy của bà con nông dân mua từ những năm 2009 đến nay đã cũ và phải thay thế. Bà con nông dân rất mong mỏi chính quyền tỉnh Thái Bình có chính sách hỗ trợ từ 30-50% giá trị máy gặt và máy cấy, để bà con tái đầu tư mạnh mẽ vào khâu thu hoạch và gieo trồng.
Có thể bạn quan tâm
Xây dựng Khu kinh tế Thái Bình trở thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh
14:08, 05/12/2023
(Thái Bình) Huyện Tiền Hải điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư
13:38, 05/12/2023
Thái Bình: Quy hoạch kho nổi tiếp nhận tàu 150.000 tấn ngoài khơi cửa Trà Lý
13:29, 05/12/2023
Doanh nghiệp Thái Bình tận dụng các FTA để phát triển và hội nhập
01:22, 05/12/2023