Thái Bình sẽ có bến cảng (kho nổi) tiếp nhận tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn ngoài khơi cửa Trà Lý phục vụ Trung tâm Điện - Khí LNG có công suất 1.500 MW.
>>>Một số giải pháp thúc đẩy ngành điện khí LNG phát triển
>>>07/12: Diễn đàn “Hiện thực hoá mục tiêu phát triển Điện khí LNG theo Quy hoạch Điện VIII”
Thống nhất quy hoạch
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ đã nhận được văn bản của UBND tỉnh Thái Bình đề nghị thống nhất chủ trương quy hoạch bến cảng (kho nổi) tiếp nhận tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn ngoài khơi cửa Trà Lý phục vụ Trung tâm điện khí LNG Thái Bình.
Theo Bộ Giao thông vận tải, tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), Nhà máy điện khí LNG Thái Bình có công suất 1.500 MW thuộc danh mục dự án nguồn và lưới điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện trong giai đoạn 2021-2030.
Do đó, Bộ Giao thông Vận tải thống nhất chủ trương quy hoạch bến cảng (kho nổi) tiếp nhận tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn ngoài khơi cửa Trà Lý phục vụ Trung tâm điện khí LNG Thái Bình như đề nghị của UBND tỉnh Thái Bình trong quá trình lập điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam, quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển và quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng giao Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp nội dung đề nghị của UBND tỉnh Thái Bình trong quá trình chủ trì lập điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam, quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển và Quy hoạch chi tiết phát triển vũng đất, vùng nước cảng biển Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của tỉnh Thái Bình để thống nhất các nội dung cụ thể trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo đáp ứng tiến độ, chất lượng các quy hoạch.
Bộ Giao thông Vận tải đề nghị UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo các cơ quan liên quan chủ động phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải Việt Nam trong việc cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan. Cùng với đó, thống nhất các nội dung cụ thể đảm bảo phù hợp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chuyên ngành hàng hải và các quy hoạch liên quan trong quá trình thực hiện.
Khẩn trương triển khai xây dựng nhà máy nhiệt điện LNG
>>>GAS hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch sang điện khí LNG
>>>Phát triển nhiệt điện khí LNG tại Việt Nam thiếu khả thi?
Liên quan đến nhà máy nhiệt điện LNG, hiện, UBND tỉnh Thái Bình đang khẩn trương chỉ đạo các bước triển khai thủ tục đầu tư xây dựng dự án, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về cung ứng nguồn điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh hóa.
Được biết, dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình đã được cập nhật vào quy hoạch tỉnh, điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu kinh tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đến nay, dự án đã hoàn thành công tác khảo sát và lựa chọn đơn vị tư vấn lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 khu liên hợp.
Khu Liên hợp có tổng diện tích hơn 208 ha thuộc xã Thái Đô, huyện Thái Thụy. Phía Đông giáp đê biển số 7, phía Tây giáp tuyến đường bộ ven biên, phía Nam giáp đê biển số 7, phía Bắc giáp đất quy hoạch Khu công nghiệp Thái Đô 1.
Ông Nguyễn Khắc Thận - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhấn mạnh, dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình có ý nghĩa rất quan trọng, cấp thiết đối với an ninh năng lượng quốc gia và phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình. Việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án vừa là yêu cầu vừa là nhiệm vụ đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Theo PGS. TS. Ngô Trí Long – Chuyên gia kinh tế, việc phát triển nguồn điện nền của nước ta trong thời gian tới được dự báo là sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh thủy điện cơ bản hết dư địa phát triển. Nhiệt điện than không được phát triển thêm sau năm 2030 theo cam kết với quốc tế. Vì vậy, việc phát triển nhiệt điện khí (cả tự nhiên và LNG) là hướng đi tất yếu, đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho nền kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam. Bởi nguồn điện LNG có khả năng chạy nền, khởi động nhanh, sẵn sàng bổ sung và cung cấp điện nhanh cho hệ thống khi các nguồn điện năng lượng tái tạo giảm phát, đồng thời ít phát thải CO2.
Theo Quyết định số 1490/QĐ-BGTVT, Bộ Giao thông Vận tải công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam. So với Quyết định số 522/QĐ-BGTVT năm 2022 của Bộ Giao thông Vận tải, Danh mục bến cảng biển Việt Nam được bổ sung 14 cảng dầu khí ngoài khơi. Thái Bình là một trong hai địa phương phía Bắc được bổ sung quy hoạch phát triển dự án điện khí LNG.
PGS. TS. Ngô Trí Long cho rằng, chỉ còn 7 năm để thực hiện cho lộ trình 10 năm (đến năm 2030), quy mô nguồn điện phải tăng gấp 2 lần so với hiện nay và cơ cấu nguồn điện thay đổi căn bản theo hướng sạch hơn, cân bằng, ổn định hơn. Để đạt được mục tiêu này, cần huy động về nguồn vốn, công nghệ và sự quyết tâm, vào cuộc tích cực, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương
Tóm lại, để thúc đẩy sự phát triển thị trường khí LNG tại Việt Nam, có nhiều giải pháp quan trọng và cần thiết. Vì vậy, phải có sự đầu tư hạ tầng bài bản; cơ chế, chính sách rõ ràng, khả thi, thực tế; xây dựng hệ thống phân phối và tiếp cận thị trường; thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quốc tế... - PGS. TS. Ngô Trí Long nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Một số giải pháp thúc đẩy ngành điện khí LNG phát triển
05:00, 03/12/2023
07/12: Diễn đàn “Hiện thực hoá mục tiêu phát triển Điện khí LNG theo Quy hoạch Điện VIII”
11:24, 30/11/2023
Cần có cơ chế đặc thù cho phát triển điện khí LNG tại Việt Nam
11:39, 22/11/2023
Thanh Hóa công bố ‘đề bài’ dự án Nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn 1.500 MW
19:05, 14/11/2023
GAS hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch sang điện khí LNG
04:14, 29/08/2023