Những người chịu thuế thu nhập cá nhân bậc 1 tuy có nộp thế nhưng với mức nộp rất thấp và thực chất vẫn là người có thu nhập thấp đô thị.
>>Đại biểu Quốc hội: Nhà ở xã hội chỉ nên cho thuê, không mua bán
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định điều kiện về thu nhập đối với các đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN), trừ trường hợp đối tượng được mua, thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập.
Hiệp hội nhận thấy, quy định này đã loại trừ rất nhiều người không đáp ứng điều kiện về thu nhập nên không được mua, thuê mua nhà ở xã hội. Bởi lẽ, những người này tuy có nộp thuế TNCN nhưng với mức nộp thuế rất thấp và thực chất vẫn là người có thu nhập thấp đô thị.
Ví dụ, ông A có 2 con, thu nhập 24 triệu đồng/tháng và kê khai 2 con là 2 người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh. Sau giảm trừ gia cảnh, thu nhập chịu thuế của ông A là 50,4 triệu đồng/năm, dưới 60 triệu đồng/năm (thuộc bậc 1 của các bậc thuế TNCN), nên theo quy định của Luật Thuế TNCN thì ông A chịu thuế suất 5%.
Và cũng do thuộc diện phải nộp thuế thu nhập nên ông A không đủ điều kiện được mua, thuê mua nhà ở xã hội, mà trên thị trường cũng không có loại nhà ở thương mại giá thấp và với tổng thu nhập như trên thì ông A cũng khó hội đủ điều kiện để được vay tín dụng với lãi suất thương mại để mua nhà ở thương mại.
Từ ví dụ trên đây, Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét mở rộng thêm đối tượng nộp thuế TNCN thuộc bậc 1 của các bậc thuế TNCN dưới 60 triệu đồng/năm được mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Đồng thời, Hiệp hội rất hoan nghênh Ban Kinh tế Trung ương đang chủ trì xây dựng Đề án Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp để trình Ban Bí thư, với kỳ vọng sẽ có giải pháp về cơ chế để hỗ trợ người có thu nhập thấp đô thị tạo lập nhà ở tuy có nộp thuế TNCN nên không được mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhưng thu nhập còn lại hàng năm cũng không đủ để mua nhà ở thương mại, như các nước công nghiệp phát triển hiện nay đều có cơ chế cho người mua nhà ở thương mại được vay tín dụng dài hạn (25-30 năm).
>>Phân khúc nhà ở công nhân... đừng mãi là tiềm năng
Bên cạnh đó, theo Báo cáo số 80/BC-BXD của Bộ Xây dựng thì hiện nay tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội ngày 28/7/2021 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 không bố trí chi cấp bù chênh lệch lãi suất cho các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay ưu đãi nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025, nên rất cần thiết được Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bố trí nguồn vốn cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại thực hiện cho vay ưu đãi nhà ở xã hội để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 - 2030.
Hiệp hội nhận thấy, chính sách ưu đãi tín dụng cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay với lãi suất thấp (quy định hiện nay là 4,8 - 5%/năm) và được vay dài hạn (quy định hiện nay là tối đa 25 năm) là chính sách chủ yếu, quan trọng nhất trong các chính sách về nhà ở xã hội.
Bởi lẽ, có một chính sách phổ biến nhất, quan trọng nhất được thực hiện ở nhiều nước là chính sách ưu đãi tín dụng cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội vay với lãi suất thấp, dài hạn là chính sách quan trọng nhất với các kỳ hạn khác nhau tuỳ theo từng nhóm đối tượng, chủ yếu là phân nhóm theo thu nhập để ưu đãi tín dụng phù hợp, như Luật Nhà ở 2014, Nghị định 100/2015/NĐ-CP và Nghị định 49/2021/NĐ-CP đang cho phép người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ cần có một phần vốn để thanh toán 20% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội và được vay ưu đãi 80% giá trị hợp đồng còn lại với lãi suất thấp 4,8 - 5%/năm trong thời hạn tối đa 25 năm.
Đối với người có thu nhập thấp hơn và không tích lũy được nguồn lực tài chính để mua, thuê mua nhà ở xã hội thì lựa chọn thuê nhà ở, nên Nhà nước có trách nhiệm phát triển nhà ở xã hội cho thuê để đảm bảo quyền có chỗ ở của công dân, đồng thời khuyến khích cá nhân, hộ gia đình xây dựng nhà cho thuê, nhà trọ với các phòng trọ cho thuê.
Không những vậy, các chính sách miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, giảm 50% thuế VAT, thuế TNDN, hỗ trợ đầu tư kết nối hạ tầng giúp làm giảm giá thành nhà ở xã hội thấp hơn khoảng 15-20% so với giá thành nhà ở thương mại cùng loại là mức chênh lệch giá đáng kể, nhưng nhờ có chính sách ưu đãi tín dụng cho người mua nhà ở xã hội với lãi suất thấp, dài hạn nên người có thu nhập thấp đô thị mới có đủ điều kiện để tạo lập nhà ở.
Thậm chí, nếu không miễn tiền sử dụng đất, không giảm thuế VAT, thuế TNDN; không hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thì giá bán nhà ở xã hội sẽ tương đương với giá bán nhà ở thương mại cùng loại thì việc người mua chỉ trả trước 20% và được vay phần tiền còn lại với lãi suất thấp 4,8-5%/năm và được trả góp trong 20-25 năm như hiện nay thì rất hợp lý và vẫn phù hợp với khả năng tài chính của người vay.
Theo đó, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bổ sung Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội ngày 28/7/2021 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 bố trí chi tái cấp vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội, cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước chỉ định để thực hiện cho vay ưu đãi nhà ở xã hội từ nay đến năm 2025 và để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2020.
Có thể bạn quan tâm
Đại biểu Quốc hội: Nhà ở xã hội chỉ nên cho thuê, không mua bán
08:51, 19/06/2023
Đừng để xây dựng nhà ở xã hội thành phong trào
16:33, 15/06/2023
Đà Nẵng xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội
21:34, 14/06/2023
Hải Phòng tìm nhà đầu tư cho 4000 căn nhà ở xã hội
11:39, 14/06/2023
Nhà ở công nhân, nhà ở xã hội: Thực trạng và suy nghĩ
05:00, 12/06/2023