Có thể thấy, Mỹ đang có toan tính thúc giục Trung Quốc lựa chọn lập trường trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
>>Căng thẳng Nga-Ukraine bao trùm cuộc gặp của quan chức cấp cao Mỹ-Trung Quốc
Để đối phó với cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã áp dụng các biện pháp trừng phạt chưa từng có nhằm cô lập Tổng thống Vladimir Putin và nền kinh tế Nga, đồng thời gây áp lực kinh tế đáng kể.
Ngay cả khi đối mặt với các lệnh trừng phạt này, cũng như việc các công ty tư nhân của Mỹ như Apple và McDonald’s rời khỏi Nga, chính quyền Tổng thống Biden vẫn lo lắng rằng Trung Quốc sẽ giúp sức cho nền kinh tế Nga tiếp tục phát triển.
Chính vì vậy, Mỹ đang ngày một gia tăng sức ép buộc Bắc Kinh phải thể hiện rõ lập trường trong cuộc xung đột Nga-Ukraine như hội đàm với các quan chức Trung Quốc, công khai tiết lộ thông tin tình báo và thậm chí đe dọa trừng phạt các công ty Trung Quốc tiếp tục có hoạt động kinh doanh với Nga.
Cụ thể, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đã tổ chức một số cuộc trao đổi với những người đồng cấp Trung Quốc kể từ ngày 24/2, phần lớn để xác định vị trí của Trung Quốc trong căng thẳng Nga - Ukraine.
Trong cuộc điện đàm gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã thúc giục người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ quan điểm về hành động quân sự của Nga ở Ukraine. Tuy nhiên, , Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia cần được tôn trọng, và quốc gia này hoan nghênh các cuộc đàm phán giữa Nga và để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Tương tự, trong cuộc họp sau đó tại Rome, ông Sullivan đã gặp Uỷ viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì. sau khi Mỹ nhận được báo cáo rằng Nga đã yêu cầu viện trợ quân sự từ Trung Quốc cho những nỗ lực của họ ở Ukraine. Tuy nhiên, ông Dương đã phủ nhận điều này.
Một số chuyên gia địa chính trị cho rằng, việc cố gắng đưa Trung Quốc trở thành đồng minh với phương Tây chống lại Nga không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
>>Trung Quốc có trở thành "điểm tựa" cho Nga?
James Hinote, nhà phân tích địa chính trị tại CGPA Global Advisors đánh giá, Mỹ đã đưa ra khả năng trừng phạt các công ty Trung Quốc không hợp tác với các lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Nga.
"Tuy nhiên điều này đã vấp phải sự phản đối từ phía Bắc Kinh, trong đó họ khẳng định Trung Quốc không phải là một bên trong cuộc xung đột Ukraine và do đó không nên bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây", chuyên gia này nhận định trên SCMP.
Trong quan điểm của Bắc Kinh, đây là một cuộc xung đột toàn châu Âu do nỗ lực duy trì quyền lực của Hoa Kỳ trong khu vực gây ra. Trung Quốc cũng đã đe dọa trả đũa đối với các doanh nghiệp và cá nhân Hoa Kỳ nếu bất kỳ công ty nào của họ bị ảnh hưởng. Trên thực tế, Trung Quốc đã trừng phạt một số thực thể trong Liên minh châu Âu, mặc dù chiến thuật này đã ảnh hưởng đến một số công ty Trung Quốc.
Chiến lược của Hoa Kỳ nhằm thuyết phục Trung Quốc chọn một bên (tốt nhất là phương Tây) trong cuộc xung đột này có thể phản tác dụng theo cách mà chính quyền Biden không chuẩn bị trước, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc ngày một gia tăng tầm ảnh hưởng cũng như tiềm lực kinh tế.
Do đó, Bắc Kinh có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt của riêng mình đối với các công ty Mỹ như Apple. Thậm chí, các công ty Mỹ cũng có thể có nguy cơ mất quyền tiếp cận với hàng triệu người tiêu dùng Trung Quốc, một mối đe dọa chung đối với các công ty nước ngoài.
Một chiến lược khác mà Bắc Kinh có thể triển khai là tăng thuế quan đối với tất cả các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ, điều này có thể khiến giá các mặt hàng hàng ngày tăng mạnh vào thời điểm mà người tiêu dùng Mỹ đang phải chịu giá cả hàng hóa đang leo thang.
Cuối cùng, kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra đối với phương Tây là Trung Quốc có thể lựa chọn ủng hộ hoàn toàn đối tác chiến lược của mình là Nga và công khai cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho nước này.
Earl Carr, nhà sáng lập và giám đốc điều hành tại CJPA Global Advisors chỉ ra, khi đàm phán với Bắc Kinh, Washington nên nhớ rằng Trung Quốc sẽ luôn đặt lợi ích của mình trước tiên. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nói rõ rằng họ muốn tiếp tục là đối tác chiến lược với Nga nhưng cũng duy trì quan hệ kinh tế với phương Tây.
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc lo ngại dòng vốn chảy ra ngoài khi FED tăng lãi suất
04:40, 21/03/2022
Trung Quốc có trở thành "điểm tựa" cho Nga?
11:10, 18/03/2022
Ngược chiều chính sách với Mỹ, Trung Quốc sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất
16:30, 15/03/2022
Căng thẳng Nga-Ukraine bao trùm cuộc gặp của quan chức cấp cao Mỹ-Trung Quốc
01:16, 15/03/2022