Mỹ lên kế hoạch kết nối đồng minh tham gia thỏa thuận thương mại kỹ thuật số

Diendandoanhnghiep.vn Mỹ đang lên kế hoạch kết nối với các nền kinh tế ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tham gia thỏa thuận thương mại kỹ thuật số nhằm cạnh tranh với ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực.

Mỹ đang

Mỹ đang lên kế hoạch kết nối với các nền kinh tế ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tham gia thỏa thuận thương mại kỹ thuật số 

Theo Bloomberg, một quan chức thuộc chính phủ Mỹ cho biết thỏa thuận tiềm năng này vẫn đang được soạn thảo song có khả năng bao gồm các quốc gia như Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Australia, New Zealand và Singapore.

Dự kiến, thỏa thuận này có thể đặt ra nền móng tiêu chuẩn cho các nền kinh tế kỹ thuật số, trong đó có các quy tắc về sử dụng dữ liệu, tạo thuận lợi thương mại và các thỏa thuận hải quan điện tử. Bên cạnh đó, hiệp định này có khả năng tạo ra các tiêu chuẩn chung về cách thức dữ liệu được sẽ được xử lý như thế nào giữa các quốc gia.

Nếu điều này được thực hiện, đây sẽ là phương tiện phục vụ cho việc xoay trục sang châu Á của Tổng thống Joe Biden; đồng thời là một công cụ mạnh mẽ để chống lại tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung đã làm chính quyền Tổng thống Biden đặt mục tiêu thực tế hơn là tạo ra bộ quy tắc mới để đối trọng với Trung Quốc, thông qua việc Hoa Kỳ đang nỗ lực đưa ra những điều khoản tốt hơn cho các đối tác.

Theo chuyên gia Joshua Meltzer (một thành viên cấp cao tại Viện Brookings), một hiệp định thương mại kỹ thuật số sẽ đưa Mỹ trở lại cuộc chơi thương mại ở châu Á, đồng thời coi đó giống như việc gia nhập lại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Thỏa tuận thương mại kỹ thuật số

Thỏa tuận thương mại kỹ thuật số cho thấy mối quan tâm của chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với việc theo đuổi các cơ hội thương mại mới.

“Washington có thể làm việc với các đồng minh để thiết lập các tiêu chuẩn về khả năng tương tác và hành vi ứng xử với thương mại kỹ thuật số, đồng thời sử dụng thỏa thuận này để nắm bắt nhịp đập kỹ thuật số trong khu vực. Trước sự bành trướng ngày càng lớn của Trung Quốc, Washington phải thể hiện rõ tầm ảnh hưởng thông qua việc kiến tạo tầm nhìn chung mang tính kết nối mọi thứ từ quản lý dữ liệu đến thương mại điện tử và trí tuệ nhân tạo”, chuyên gia này cho biết.

Trước đó, Singapore, New Zealand và Chile đã cùng nhau xây dựng hiệp định thương mại kỹ thuật số của riêng họ vào năm ngoái. Thỏa thuận của họ có lợi thế là những quốc gia khác có thể tham gia mà không cần phải tuân thủ toàn bộ điều khoản của thỏa thuận. Vì vậy, nếu chính quyền Biden lấy Thỏa thuận đối tác kinh tế kỹ thuật số ba bên này làm điểm khởi đầu, điều này có thể mang lại lợi ích kinh tế vững chắc cho những nước tham gia, từ đó tạo sự lan tỏa không chỉ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Bằng cách bắt đầu với một danh sách chủ yếu là các quốc gia nhỏ hơn, sự khởi đầu khiêm tốn này có thể rất quan trọng để tạo động lực cho Washington để hỗ trợ chuyển đổi các nền kinh tế đang phát triển thành một khối thương mại kỹ thuật số lớn mà Bắc Kinh khó có thể cản trở. Điều này cũng có lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các thị trường mới nổi được tiếp cận trực tuyến với các doanh nghiệp lớn ở các quốc gia tiên tiến.

Hiện nay, Trung Quốc đã có thể cạnh tranh với Mỹ trong việc phát triển và sử dụng AI. Công nghệ này được sử dụng để phát hiện gian lận trong các hệ thống tài chính, chẩn đoán y tế và nhiều lĩnh vực khác khác. Đây cũng sẽ là động lực chính thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi các phương tiện tự vận hành trong tương lai.

Tuy nhiên, Washington nhận thức rõ rằng AI cũng đã được triển khai để hiện đại hóa sức mạnh quân sự. Bằng cách dẫn đầu một thỏa thuận kỹ thuật số, Hoa Kỳ có thể giúp các đối tác của mình phát triển AI để tránh những sức ép từ Bắc Kinh.

Mặc dù vậy, giới quan sát nhận định, việc Ấn Độ có tham gia vào thỏa thuận hay không vẫn là một câu hỏi mở. Một trong số những lý do không rõ ràng khiến New Delhi quyết định rút khỏi RCEP là mối quan tâm của họ đối với việc lưu trữ dữ liệu cục bộ. Bên cạnh đó, một trong nhiều thách thức đối với chính sách thương mại hiện đại là tìm ra cách cân bằng các lợi ích cạnh tranh khác nhau trong một thỏa thuận toàn diện về các vấn đề sản xuất, lao động, nông nghiệp, dịch vụ, các quy tắc về môi trường.

Nhưng nếu thành công, một thỏa thuận như vậy không chỉ ngăn cản nỗ lực xuất khẩu các sản phẩm kỹ thuật số của Trung Quốc ra bên ngoài, mà còn hướng tới mục tiêu cuối cùng là vượt qua Bắc Kinh.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mỹ lên kế hoạch kết nối đồng minh tham gia thỏa thuận thương mại kỹ thuật số tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714004699 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714004699 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10