Mỹ liên thủ loại Trung Quốc khỏi chuỗi công nghệ chip

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 15/03/2021 11:26

Mỹ và các đồng minh đang thúc đẩy kế hoạch sản xuất chip mà không có sự tham gia của Trung Quốc như thường lệ.

Tổng thống Mỹ cũng cam kết một khoản quỹ 37 tỷ USD để chi trả cho các chi phí ngắn hạn trong việc tái xây dựng và đảm bảo nguồn cung bán dẫn cho nước Mỹ.

Thắt chặt đồng minh

Mặc dù nắm được bí quyết công nghệ và có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế, chế tạo chip, nhưng Mỹ không thể tự mình sản xuất do thiếu những yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh so với Trung Quốc.

Có 3 thứ mà Mỹ cần tới Trung Quốc trong ngành công nghiệp có tính chiến lược này là: Nguồn tài nguyên đất hiếm, nhân công giá rẻ và chất bán dẫn - nguyên liệu tạo ra con chip dùng cho thiết bị điện tử.

Để thay thế vị trí của Trung Quốc trong lĩnh vực này, Mỹ cần sự hợp tác của ít nhất 4 đồng minh. Trong đó, Nhật Bản thực sự là “ông trùm” trong ngành công nghiệp bán dẫn, với TEL là nhà chế tạo chip bán dẫn lớn thứ 3 thế giới.

Trong khi nhà máy sản xuất chip của TSCM tại Đài Loan nắm giữ quyền lực lớn đến mức khiến Mỹ, Trung Quốc cũng phải kiêng dè, cùng với Samsung của Hàn Quốc là hai tên tuổi dẫn đầu ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Australia cũng đang nắm giữ nguồn đất hiếm khá dồi dào, Công ty khai thác đất hiếm Lynas của Australia đang xây dựng một nhà máy ở bang Texas, giúp Mỹ cắt cơn ác mộng về đất hiếm do phụ thuộc 80% nguồn cung từ Trung Quốc.

 TSMC có trụ sở tại Đài Loan đang là công ty sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới, hãng đang sản xuất các chip cho Apple, Huawei, Qualcomm, MediaTek và nhiều công ty khác. Nguồn: TrendForce

TSMC có trụ sở tại Đài Loan đang là công ty sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới, hãng đang sản xuất các chip cho Apple, Huawei, Qualcomm, MediaTek và nhiều công ty khác. Nguồn: TrendForce

Kẻ tám lạng, người nửa cân

Mỹ có lợi thế là nhiều đồng minh truyền thống giỏi công nghệ, chiến lược này đã thành công bước đầu bằng các thương vụ đầu tư chéo công nghệ vào Mỹ từ Nhật Bản, Australia, Đài Loan, Hàn Quốc và ngược lại.

Tuy nhiên, thị phần sản xuất chip hiện nay của Mỹ chỉ chiếm 12% toàn cầu so với 37% từ năm 1990. Đài Loan dù chiếm 22% thị phần nhưng đã chạy hết công suất.

 TSMC có trụ sở tại Đài Loan đang là công ty sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới, hãng đang sản xuất các chip cho Apple, Huawei, Qualcomm, MediaTek và nhiều công ty khác. Nguồn: TrendForce

TSMC có trụ sở tại Đài Loan đang là công ty sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới, hãng đang sản xuất các chip cho Apple, Huawei, Qualcomm, MediaTek và nhiều công ty khác. Nguồn: TrendForce

Trong khi đó, các nhà sản xuất chip ở Trung Quốc theo chương trình viện trợ khoảng 100 tỷ USD từ chính phủ, sẽ vươn lên dẫn đầu thị trường thế giới với thị phần mà Tập đoàn Tư vấn quản trị Boston ước tính đạt 24% vào năm 2030.

Không thể xem thường các kế hoạch lớn mà Bắc Kinh đang triển khai, đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2025, “tuần hoàn kép”, và những mối ràng buộc kinh tế mà Bắc Kinh đã ký kết với các đồng minh tài ba của Mỹ.

Đừng quên rằng, tất cả các tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới hiện nay đều đặt chân trụ tại Trung Quốc, trong đó rất nhiều doanh nghiệp đã từng có ý định rời đi nhưng bất thành. Bởi Trung Quốc sở hữu thị trường lao động dồi dào, chi phí sản xuất đầu vào thấp nhất thế giới và hệ thống cơ sở vật chất, công nghiệp phụ trợ đạt đến mức độ hoàn hảo. Chẳng hạn nếu Apple rời khỏi Trung Quốc, sẽ đánh mất vị trí đỉnh cao như hiện tại do chi phí sản xuất tăng lên làm mất tính cạnh tranh giá cả so với đối thủ.

Có thể bạn quan tâm

  • Công nghệ sản xuất chip ngày càng hiện đại, tại sao thế giới lại bị "hạn hán" chip như hiện nay?

    11:04, 10/03/2021

  • Sản xuất chip: Cuộc chiến lớn chưa ngã ngũ!

    06:30, 08/03/2021

  • Trung Quốc bỏ ngỏ khả năng tăng cường sản xuất chip

    03:02, 02/03/2021

  • Mỹ nỗ lực thoát Trung Quốc trong việc sản xuất chip

    05:30, 26/02/2021

  • “Cơn khát” chất bán dẫn của ngành chip ô tô

    03:47, 26/01/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ liên thủ loại Trung Quốc khỏi chuỗi công nghệ chip
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO