Nay cả những công ty khởi nghiệp sáng tạo chuyên bán hàng qua mạng như Glossier cũng phải đưa sản phẩm vào cửa hàng thực địa, bất chấp sự từ chức của nhà sáng lập.
>>Các trùm công nghệ đều “xuống” thực địa
Hãng mỹ phẩm Glossier vừa có một thỏa thuận để đưa các sản phẩm làm đẹp của mình vào bán trong các cửa hàng của hãng bán lẻ mỹ phẩm Sephora bắt đầu từ năm tới. Đây là mối quan hệ đối tác bán lẻ lớn đáng chú ý.
Glossier vốn ra đời là một thương hiệu làm đẹp chỉ bán qua mạng (Direct to Custemer - D2C) vào năm 2014 và được định giá lần cuối ở mức 1,8 tỷ USD nhờ bao bì hợp mốt và các sản phẩm được đánh giá cao.
Các sản phẩm Glossier sẽ có mặt tại các cửa hàng và trên trang web của Sephora ở Hoa Kỳ và Canada, nhưng chưa có thông tin cụ thể về thời gian và địa điểm triển khai. Trước động thái này, người sáng lập Glossier là Emily Weiss đã từ chức Giám đốc điều hành vào tháng 5 khi thương hiệu bắt tay vào “chương mới” để thúc đẩy tăng trưởng. Glossier đã có các cửa hàng ở London, Miami, LA và Seattle, và có kế hoạch mở thêm nhiều địa điểm ở các thành phố lớn trong năm nay.
Quan hệ đối tác bán lẻ của Glossier xảy ra khi nhu cầu mua sắm ngoài cửa hàng tăng trở lại. Quý trước, các mặt hàng mỹ phẩm cao cấp đạt doanh số 2 tỷ USD, với doanh số bán hàng đơn vị vượt qua mức trước đại dịch. Estée Lauder đạt mức tăng trưởng doanh số hai con số trong quý trước và xu hướng này có thể tiếp tục: trong thời kỳ kinh tế suy thoái, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu cho những thú vui như mỹ phẩm hơn là các mặt hàng xa xỉ.
>>DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: “Thời buổi nào còn mở cửa hàng thực địa”
Mặt tiền cửa hàng hiện đầy ắp các sản phẩm trước đây chỉ bán qua mạng, đặc biệt là trong lĩnh vực làm đẹp. Đó là lý do tại sao các thương hiệu làm đẹp bán trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ, ví dụ như mối quan hệ hợp tác năm 2018 của Kylie Cosmetics với Ulta và việc bày bán sản phẩm Fenty của Rihanna tại Sephora. Bằng cách có mặt tại cửa hàng làm đẹp Sephora, Glossier có thể thu hút khách hàng mới và dễ tiếp cận hơn với những người hâm mộ trung thành.
NHƯ VẬY LÀ
Khác với các dự đoán, rằng thương mại điện tử sẽ càng phát triển với cú hích đại dịch COVID-19, sau khi dịch lắng xuống, hàng loạt các thương hiệu lại đua nhau đi ra cửa hàng thực địa.
Giới công nghệ vốn luôn cổ xúy bán hàng qua mạng như Google hay Facebook cũng đi mở cửa hàng thực địa. Nay cả những công ty khởi nghiệp sáng tạo chuyên bán hàng qua mạng như Glossier cũng phải đưa sản phẩm vào cửa hàng thực địa, bất chấp sự từ chức của nhà sáng lập. Có vẻ thương mại điện tử còn lâu mới thay được thương mại thực địa.
Có thể bạn quan tâm