Mỹ phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

LAM SONG 12/07/2021 11:00

Mỹ tiếp tục ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế trong vụ kiện Philippines-Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông năm 2016.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: BBC

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: BBC

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa ra thông điệp cứng rắn trên trước thềm lễ kỷ niệm 5 năm ngày tòa quốc tế ra phán quyết có lợi cho Philippines, phản đối các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ông Antony Blinken khẳng định, tự do hàng hải là lợi ích lâu dài của tất cả các nước và là vấn đề sống còn đối với hòa bình và thịnh vượng toàn cầu.

Theo Ngoại trưởng Blinken, cộng đồng quốc tế đã từ lâu được hưởng lợi từ trật tự hàng hải dựa trên luật lệ nơi luật pháp quốc tế, được phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, thiết lập khung pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương. Công ước này là cơ sở cho các hành động và hợp tác quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải và quan trọng đối phó với việc đảm bảo dòng chảy tự do của thương mại toàn cầu.

Mỹ ngày 13/07/2020 đã tái khẳng định chính sách của mình liên qua tới các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ cũng tái khẳng định rằng bất kỳ một cuộc tấn công có vũ trang nào đối với các lưc lượng vũ trang, tàu bè công cộng, hoặc máy bay của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt cam kết phòng vệ tương hỗ theo Điều IV của Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 giữa Mỹ và Philipin.

Cùng với đó, Mỹ cũng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế, ngừng hành vi gây hấn và có các bước để trấn an cộng đồng quốc tế rằng nước này cam kết đối với trật tự hàng hải dựa trên luật lệ vốn tôn trọng quyền của tất cả các nước dù lớn hay nhỏ.

Và tuyên bố mới nhất ngày 11/7 của Bộ Ngoại giao Mỹ đã tái xác nhận lập trường trên.

Ảnh chụp đội tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc diễn tập trên Biển Đông năm 2017 - Ảnh: AFP

Ảnh chụp đội tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc diễn tập trên Biển Đông năm 2017 - Ảnh: AFP

"Không có nơi nào, trật tự hàng hải dựa trên luật lệ lại bị đe dọa lớn như ở Biển Đông". - ông Blinken nói và cáo buộc "Trung Quốc tiếp tục ép buộc và hăm dọa các quốc gia ven biển Đông Nam Á, đe dọa tự do hàng hải tại tuyến đường quan trọng này".

"Chúng tôi cũng tái khẳng định một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào lực lượng vũ trang, tàu hoặc máy bay của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt cam kết phòng thủ chung của Mỹ". Điều IV trong Hiệp ước Phòng thủ chung 1951 nêu rõ, Mỹ và Philippines hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp một trong hai nước bị tấn công.

Trước khi ông Pompeo đưa ra tuyên bố, chính sách của Mỹ luôn là ủng hộ giải quyết tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc và các nước láng giềng một cách hòa bình. 

Trước đó, ông Blinken cũng đã có tuyên bố tương tự, bao gồm việc tái khẳng định khả năng áp dụng hiệp ước có từ năm 1951 tại khu vực Biển Đông trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Philippines Teodoro Locsin Jr. vào tháng 4/2021.

Có thể bạn quan tâm

  • Điều tàu đến Biển Đông: Trung Quốc hãy dừng lại nếu muốn được tôn trọng!

    04:00, 12/07/2021

  • Trung Quốc điều tàu đến Biển Đông: Việt Nam không nhân nhượng!

    05:41, 11/07/2021

  • Việt Nam nói gì về tin tàu Trung Quốc khảo sát ở Biển Đông?

    18:30, 08/07/2021

  • Canada thể hiện lập trường về Biển Đông ra sao?

    05:00, 22/06/2021

  • Chuyên gia nói gì về việc Trung Quốc khai thác tài nguyên Biển Đông?

    06:20, 18/06/2021

  • Giải quyết vấn đề Biển Đông theo luật pháp quốc tế

    19:04, 17/06/2021

  • Việt Nam đề nghị sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

    13:05, 16/06/2021

  • Mỹ và đồng minh tăng cường kiềm chế Trung Quốc tại Biển Đông

    07:00, 13/06/2021

  • “Liều thuốc” thử phản ứng của Malaysia trong vấn đề Biển Đông

    05:18, 11/06/2021

  • Trung Quốc kéo giàn khai thác khổng lồ ra Biển Đông: Các nước trong khu vực cần làm gì?

    05:00, 10/06/2021

  • Trung Quốc “thị uy quân sự” với nước láng giềng trên Biển Đông

    10:37, 09/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO