Khi Tây Á bị xáo trộn, lợi ích kinh tế của nhiều nước bị ảnh hưởng. Do đó, Nga, Đức và nhiều nước khác không muốn Mỹ dùng biện pháp quân sự vào khu vực này.
Một loạt những hành động từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donand Trump làm cho thế giới cảm thấy ông đang cố gắng phủ định người tiền nhiệm Barack Obama. Trước đây là chương trình “Obama Care”, bây giờ là quan hệ ngoại giao trong vấn đề hạt nhân với Iran.
Nhà Trắng đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran do ông Obama chủ trương, gọi đó là thỏa thuận lịch sử bởi vấn đề hạt nhân Iran còn kéo dài và phức tạp hơn rất nhiều so với Triều Tiên.
Tính sơ bộ, Iran bị bao vây bởi 40 căn cứ quân sự, hải quân, không quân Mỹ ở xung quanh và gần Trung Đông. Lực lượng Mỹ đã tăng cường hiện diện ở khu vực này từ năm 2001, sau vụ khủng bố ngày 11/9.
Cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan và Iraq để lại một lượng lớn quân Mỹ đồn trú. Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh NATO nên dĩ nhiên Mỹ cũng duy trì một lượng lớn quân đội ở đây.
Mỹ cũng thiết lập căn cứ quân sự ở Pakistan, Kyrgyzstan và Oman. Bahrain ở Vịnh Ba Tư là quốc gia cho Mỹ thuê cảng chiến lược, làm bàn đạp cho Hạm đội 5.
Vấn đề là vì sao Hoa Kỳ quyết định lật lại hồ sơ Iran vào lúc này? Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang âm ỉ, liệu đây có phải là “đòn gió” để gây sức ép lên Trung Quốc?
Iran hiện là nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho Trung Quốc, khoảng 1/4 sản lượng nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc từ Iran. Ngoài ra còn Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ cũng phụ thuộc nguồn dầu mỏ của Iran.
Dùng vũ lực với Iran là nước cờ mạo hiểm với Mỹ
Trong một tuyên bố mới đây, ông Trump đe dọa, các đồng minh phải cắt đứt quan hệ với Iran, nếu ko sẽ chịu hậu quả từ các lệnh trừng phạt thương mại.
Có thể bạn quan tâm
09:43, 21/12/2016
13:45, 21/03/2016
10:25, 24/07/2018
10:01, 14/04/2018
12:15, 13/03/2018
13:30, 10/08/2018
Nhưng các đồng minh ở Châu Á rất khó chiều lòng Trump, khi lợi ích kinh tế gắn chặt với Iran. Trong bối cảnh nhạy cảm hiện tại, các đồng minh lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông như Israel và Saudi Arabia như “chìa khóa” để Trung Quốc tiến sâu vào khu vực này.
Đặc biệt, Israel là “quân bài” chủ chốt trong chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh. “Quốc gia khởi nghiệp” cũng là thành viên quan trọng trong Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á, AIIB.
Vì vậy, bất cứ một động thái nào làm bất mãn có thể khiến các đồng minh này nghiêng về phía Trung Quốc nhiều hơn. Khi đó Mỹ càng khó khăn hơn.
Lãnh đạo một số cường quốc như Nga, Đức...cho rằng quyết định của Tổng thống Donald Trump tái áp đặt trừng phạt Iran có thể làm gia tăng bất ổn tại Trung Đông và thúc đẩy các thế lực cực đoan trong khu vực này.
Iran hiện đang khó khăn, đồng nội tệ rớt giá manh nha lạm phát. Chính quyền ông Hassan Rouhani đối mặt với làn sóng biểu tình ở nhiều nơi. Nếu Mỹ tiếp tục gia tăng áp lực lên kinh tế thì Teheran không còn cách nào khác phải đáp trả quyết liệt khi bị dồn vào chân tường.
Một khi cộng đồng Hồi giáo ở Iran bị xáo trộn sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền đến cả Tây Á, làm dấy lên sự thù địch. Khi đó, nước Mỹ và Phương Tây là mục tiêu bị khủng bố.
Khi Tây Á bị xáo trộn, lợi ích kinh tế của nhiều nước bị ảnh hưởng, nên Nga, Đức và nhiều nước khác không muốn Mỹ dùng biện pháp quân sự vào khu vực này. Riêng Trung Quốc lúc nào cũng có cho mình toan tính riêng, họ ít khi để lại điều tiếng ở Trung Đông nhưng rất nhiều nước ở đây có dính dáng đến chiến lược “Một vành đai, một con đường”.
Rất khó để Trump mạo hiểm đánh phủ đầu Iran. Tổng thống Putin từng nói rằng Nga coi Iran là người hàng xóm và một đối tác tin cậy của Nga. Còn Tổng thống Iran, Hassan Rouhani khẳng định Nga được coi là người bạn, hàng xóm và đối tác chiến lược của Iran.
Tóm lại nếu Mỹ dùng vũ lực với Iran sẽ rơi vào tứ bề thọ địch, mục tiêu đưa nước Mỹ “vĩ đại trở lại” sẽ vấp phải sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.