Mỹ và Trung Quốc trước bờ vực của "cuộc chiến" xe điện, chuyến đi của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen có thể khiến Bắc Kinh thay đổi?
>>Nghệ thuật của Xiaomi: Lấy giá bù thương hiệu
Bộ trưởng Tài chính Mỹ, bà Janet Yellen sẽ đến Quảng Châu, Bắc Kinh trong một nỗ lực tháo gỡ quả “bom nổ chậm” mang tên kinh tế xanh, trọng tâm của vấn đề là cuộc chiến pháp lý giữa Trung Quốc và Mỹ liên quan đến cáo buộc trợ cấp cho ngành xe điện, pin xe điện và tấm năng lượng mặt trời.
Trước đó không lâu, Trung Quốc đã đệ đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về Đạo luật giảm phát của Nhà trắng có khả năng loại Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng kinh tế xanh toàn cầu.
Bà Yellen nói với các phóng viên trước khi đến Trung Quốc: “Tôi nghĩ kỳ vọng của chúng tôi là ở cấp cao, và ngày càng ở tất cả các cấp, sẽ tiếp tục đối thoại liên tục và sâu sắc hơn. Chúng tôi đã đi quá xa vấn đề mà ít trao đổi nên hiểu lầm ngày càng gia tăng”.
Người nắm “tay hòm chìa khóa” nước Mỹ dự kiến sẽ gặp Thủ tướng Lý Cường, Chủ tịch Quảng Đông, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và các chuyên gia, CEO, nhà kinh tế trong lĩnh vực năng lượng mới.
Trung Quốc đang phải đối mặt với sự hoài nghi ngày càng tăng của toàn cầu về việc nước này chú trọng xây dựng năng lực sản xuất, có thể bao gồm cả việc sử dụng trợ cấp và hỗ trợ chính sách đã giúp các công ty nước này bán các sản phẩm như tấm pin mặt trời... với giá thấp hơn nhiều so với các nhà sản xuất ở các nước khác.
Liệu bà Yellen có thể thuyết phục các nhà sản xuất Trung Quốc tính toán lại kế hoạch sản xuất và xuất khẩu? Không nhiều nhà phân tích tin vào điều này. Bởi lẽ, guồng máy sản xuất tại Trung Quốc quá lớn để “hãm phanh”.
Hơn thế nữa, kinh tế xanh là mục tiêu lớn của Trung Quốc với tầm nhìn dài hạn, đóng vai trò động lực tăng trưởng mới, gắn với chiến lược giảm phát thải, gầy dựng quyền lực “mềm” trong cạnh tranh với đối thủ phương Tây.
>>"Cuộc chiến" xe điện: Thách thức nào với các nước nhỏ?
Trung Quốc sẽ không dừng lại! Như trong quá khứ đã từng xảy ra khi hàng hóa nước này ngập tràn thế giới. Trong bối cảnh hiện tại, hệ sinh thái kinh tế sử dụng năng lượng mới được coi là thành tựu đổi mới nền kinh tế Trung Quốc.
Thực ra, sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc có lợi với kinh tế toàn cầu, hỗ trợ chống lạm phát, giúp nhiều nền kinh tế non trẻ tham gia vào chuỗi cung ứng; đặc biệt là môi trường lý tưởng để khởi nghiệp.
Ví dụ, việc tham gia vào hệ giá trị xe điện Trung Quốc có thể tạo ra lượng lớn việc làm. Nhiều doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn linh kiện, thiết bị để thực hiện các dự án năng lượng xanh- điều mà các nhà sản xuất châu Âu và Mỹ chưa bao giờ làm được.
Ngược lại, doanh nghiệp phương Tây với tiêu chuẩn và phong cách kinh doanh có phần khác biệt, chỉ “phân chia” cho các nước nghèo số lượng việc làm hạn chế, cơ hội thừa hưởng công nghệ của họ hầu như không có.
Nhưng, bất cứ sự phát triển nhanh đến bất thường nào cũng sẽ dẫn đến tình trạng thao túng thị trường, "bóp chết" khả năng cạnh tranh của những nền kinh tế mới nổi.
Xét cho cùng, cạnh tranh Trung Quốc và Mỹ trong lĩnh vực năng lượng xanh là tất yếu, giúp giữ nhịp độ tăng trưởng an toàn, ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng trong tương lai gần.
Có thể bạn quan tâm
“Cuộc chiến” xe điện Mỹ - Trung
14:57, 04/04/2024
Giá bán chênh lệch quá cao, ưu đãi cho xe điện tại Việt Nam kém xa các nước
04:49, 03/04/2024
Tài xế taxi công nghệ chỉ ra loạt ưu điểm của xe điện so với xe xăng
23:15, 02/04/2024
Xe điện Trung Quốc và chiến lược đánh bại đối thủ
04:00, 29/03/2024
"Cuộc chiến" xe điện: Thách thức nào với các nước nhỏ?
04:00, 28/03/2024