Mỹ tìm cách cân bằng với Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực

Diendandoanhnghiep.vn Với việc Nga và Trung Quốc gia tăng sự hiện diện quân sự tại Bắc Cực, Mỹ cũng đã có những điều chỉnh nhất định trong bản chiến lược tại khu vực này.

Hệ thống S-400 được Nga triển khai tại Bắc Cực. Ảnh: TASS.

Nga triển khai hệ thống S-400 tại Bắc Cực. Ảnh: TASS.

Các tài liệu chính sách về Bắc Cực trước đây của Mỹ tập trung nhiều hơn vào tác động của biến đổi khí hậu và đối phó với những thách thức đó trong một môi trường hợp tác với tất cả các quốc gia Bắc Cực, bao gồm cả Nga, trong khi Trung Quốc hầu như không được đề cập đến.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các chuyên gia từ Lầu Năm Góc ghi nhận, Bắc Cực đang là đối tượng thu hút sự quan tâm của một số quốc gia, trong đó có Nga và Trung Quốc nhờ trữ lượng tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực hậu cần, các khía cạnh quân sự - chính trị.v.v...

Moscow có quyền tiếp cận trực tiếp tới Bắc Cực và coi đây là khu vực chiến lược quan trọng vì các lý do kinh tế, quân sự và chính trị. Trong khi đó, Trung Quốc quan tâm chính đến việc vận chuyển hàng hóa dọc theo các tuyến đường ở Bắc Cực, mặc dù các đặc điểm khác của khu vực sẽ không bị bỏ qua. 

Dự kiến, Trung Quốc sẽ nỗ lực thực hiện chiến lược đa phương hóa các hành trình vận tải và nguồn năng lượng. Bắc Cực sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược công nghiệp của Trung Quốc và thậm chí cả trong chiến lược an ninh lương thực. Điều này được Bắc Kinh kỳ vọng là hoạt động đánh bắt khai thác hải sản sôi động sẽ mở rộng trong khu vực này khi băng tan.

Chính vì vậy, Mỹ cần thiết phải có tư duy mới về chính sách Bắc Cực để giải quyết sự cạnh tranh đang nổi lên trong khu vực này mà không làm suy yếu sự ổn định, giảm lòng tin hoặc gây ra xung đột.

Mặc dù quân đội Hoa Kỳ vẫn hiện diện ở Bắc Cực trong những thập kỷ gần đây, tuy nhiên chủ yếu là hoạt động của Hải quân và Không quân Hoa Kỳ. Nhưng, khi sự cạnh tranh với Nga và Trung Quốc trong khu vực ngày càng tăng, Chiến lược Giành lại sự thống trị (“Regaining Arctic Dominance”) ở Bắc Cực của Mỹ mới đây đã đề xuất phát triển và cải thiện cơ cấu tổ chức và nhân sự ở Bắc Cực, bao gồm việc thành lập các đơn vị mới bên cạnh việc tăng quy mô của các nhóm quân và củng cố chúng với sự trợ giúp của các lực lượng và phương tiện nhất định.

Đặc biệt, việc huấn luyện quân đội để hoạt động trong môi trường khí hậu khắc nghiệt là điều kiện cần thiết để tạo ra một "đơn vị đa binh chủng" Lực lượng đặc nhiệm đa miền (Multidomain Task Force - MDTF), có thành phần tương tự như một sư đoàn sẽ được triển khai ở Alaska.

Tàu ngầm tấn công nhanh USS Connecticut của Mỹ tập trận tại Bắc Cực hồi năm 2018.

Tàu ngầm tấn công nhanh USS Connecticut của Mỹ tập trận tại Bắc Cực hồi năm 2018.

Điều này cho thấy Mỹ sẽ hoạt động ở Bắc Cực một cách quyết đoán hơn, tăng cường sự hiện diện của Mỹ một cách mạnh mẽ bằng “đơn vị đa binh chủng” khi tích hợp Hải quân-Thủy quân lục chiến-Cảnh sát biển và đồng bộ hóa các hạm đội của Hoa Kỳ.

Trong đó, Hải quân và Thủy quân lục chiến sẽ tăng cường sự hiện diện ở Bắc Cực, và hoạt động ở tất cả các vùng biển thuộc khu vực này, bao gồm cả những vùng biển phía trên Vòng Bắc Cực.

Trên thực tế, phần Bắc Cực thuộc khu vực Châu Âu, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây. Khu vực này nổi bật do quân sự hóa cao của khu vực, trái ngược hẳn với bờ biển Alaska.

Nhận định về vấn đề này, theo Rob Huebert, một chuyên gia quốc phòng Canada, phần phía tây của Bắc Cực đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược quân sự của Nga, nơi có các căn cứ và là khu vực hoạt động của lực lượng mạnh nhất của hải quân Nga kể từ năm 2007.

“Do đó, khả năng của Nga trong việc kiểm soát hoạt động các tuyến liên lạc trên biển ở Bắc Đại Tây Dương đã gia tăng. Đồng thời, điều này làm cho môi trường hoạt động trong khu vực trở nên phức tạp và thách thức hơn nhiều đối với Mỹ và đồng minh. Nhiều khả năng trong thời gian tới, Mỹ sẽ tìm cách triển khai những lực lượng quân sự chiến lược nhiều hơn tại khu vực này”, ông đánh giá.

Như vậy, theo Troy Bouffard, Giáo sư tại Đại học Alaska Fairbanks nhận định, bằng việc đưa ra chiến lược mới về Bắc Cực, Mỹ sẽ đối đầu trực tiếp với Nga hơn là Trung Quốc tại khu vực này. Nhưng, điều này cũng cho thấy, mục tiêu cuối cùng của Washington là tránh một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột lớn hơn sau này. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mỹ tìm cách cân bằng với Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713274127 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713274127 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10