Mỹ và Trung Quốc đang bắt đầu tiếp tục vòng đàm phán trung và cao cấp từ hôm nay (21/2) tại Washington với nỗ lực cố gắng giải quyết tranh chấp thương mại đầy gai góc của họ.
Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các cuộc đàm phán đang diễn ra "cực kỳ tốt", nhưng các cố vấn của ông cảnh báo vẫn còn "nhiều việc" phải làm giữa hai bên.
Cho đến thời điểm hiện tại, chính quyền Trump đang thúc đẩy một thỏa thuận sẽ dẫn đến cải cách trong dài hạn, và chứng minh rằng thuế quan là một đòn hiệu quả với các thị trường mở.
Tạp chí Phố Wall dẫn nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán nói rằng một số tiến bộ đã được thực hiện sẽ là khuôn khổ cho một thỏa thuận được hoàn tất tại hội nghị thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Tập.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 19/02/2019
06:00, 14/02/2019
06:00, 13/02/2019
14:31, 12/02/2019
Nhưng mỗi sáng kiến đều phải đối mặt với những trở ngại lớn trước khi mang lại kết quả, bao gồm sự phản kháng từ các đối tác thương mại, sự phản đối chính trị trong nước và những bất đồng trong chính quyền.
Tân Hoa Xã đã trích lời của Chủ tịch Tập Cận Bình trong một bình luận công khai hiếm hoi của ông về các cuộc đàm phán thương mại, "Tôi đã nhiều lần nói rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ không thể tách rời nhau. Chỉ khi hợp tác mới có thể đạt được mục đích đôi bên cùng có lợi, việc đối đầu chắc chắn sẽ dẫn đến một kịch bản thua lỗ".
Thỏa thuận sẽ bao gồm lời hứa của Bắc Kinh về việc mua thêm hàng hóa của Mỹ, mở ra nhiều lĩnh vực để khu vực nước ngoài có thể tham gia nhiều hơn và cải thiện việc bảo vệ tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ. Dưới đây sẽ là một số lưu ý về những điểm đáng chú ý cho đến thời điểm hiện tại.
Chuyển giao công nghệ
Washington cho rằng Bắc Kinh đã khuyến khích hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ đồng thời buộc các công ty Mỹ phải tiết lộ bí mật thương mại để tiếp cận thị trường.
Bắc Kinh từ lâu đã bác bỏ các cáo buộc nhưng đang nỗ lực tăng cường các hình phạt cho hành vi trộm cắp IP, đẩy mạnh một luật đầu tư nước ngoài mới mà trong đó cấm chuyển giao công nghệ.
Bắc Kinh cũng đang dần tăng phạm vi của các ngành công nghiệp mà các công ty nước ngoài có thể hoạt động mà không cần đối tác liên doanh của họ. Chưa rõ liệu các động thái này có đủ để xoa dịu chính quyền Trump hay không.
FBI gần đây cho biết họ đang điều tra hoạt động gián điệp kinh tế của Trung Quốc trên khắp nước Mỹ trong khi Bộ Tư pháp đang dẫn đầu một chiến dịch bêu rếu và truy tố chống lại hành vi gián điệp và đánh cắp của Trung Quốc.
Các công tố viên Mỹ gần đây đã khởi kiện gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei với tội danh đánh cắp bí mật thương mại, bao gồm một chương trình trao thưởng cho hành vi đánh cắp công nghệ từ các đối thủ.
Chính sách công nghiệp
Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc đã gây lo ngại, đặc biệt là sáng kiến "Made in China 2025" nhằm biến người khổng lồ châu Á trở thành người dẫn đầu toàn cầu về các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và công nghệ 5G thông qua sự hỗ trợ hào phóng của nhà nước cho các doanh nghiệp trong nước.
Bắc Kinh và các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã hạ thấp tầm quan trọng của chính sách này trong năm qua vì nó gây ra tranh cãi, nhưng đối với Trung Quốc, căng thẳng thương mại chỉ củng cố sự cần thiết phải gia tăng khả năng tự cung cấp những công nghệ quan trọng như chất bán dẫn.
Sở hữu nhà nước
Trong những năm gần đây, các công ty nhà nước của Trung Quốc đã tăng cường sự thống trị trong nước, vượt quá khỏi những yêu cầu của phương Tây đối với cải cách thị trường.
Do đó, Washington hy vọng Trung Quốc sẽ giảm bớt vai trò của nhà nước trong nền kinh tế và cắt giảm trợ cấp hào phóng cho các ngành công nghiệp và công ty.
Nhưng nhà kinh tế Cui Fan của Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế tại Bắc Kinh cảnh báo: "Trung Quốc có thể không đưa ra căn cứ nếu Mỹ muốn thảo luận về các khoản trợ cấp của nhà nước đã vượt quá số tiền quy định trong thỏa thuận của Tổ chức Thương mại Thế giới. Tôi e rằng sẽ rất khó để giải quyết hoàn toàn trong tháng này".
Thâm hụt thương mại
Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ năm ngoái đã chạm mốc 380 tỉ USD và dự kiến có thể vượt mức 500 tỉ USD vào năm 2024 khiến người mua Trung Quốc tránh xa các mặt hàng nông sản và năng lượng của Mỹ.
Bắc Kinh đã cam kết sẽ mua các loại đậu nành và các hàng hóa khác của Mỹ và đưa ra một thỏa thuận mua thêm một số lượng hàng hóa lớn trong các cuộc đàm phán để thúc đẩy Nhà Trắng tiến tới việc giảm hoặc xóa bỏ hoàn toàn thuế quan.
Nhưng bất kỳ cuộc mua bán nào cũng sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các công ty nhà nước Trung Quốc mà Washington đang chiến đấu bên lề.
Hai bên đang làm việc để hướng tới một Bản ghi nhớ chi tiết các cam kết của họ trước cuộc gặp tiềm năng giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất.
Nhưng các nhà phân tích Trung Quốc nói rằng sẽ mất thời gian để đạt được một thỏa thuận bao gồm một sự thay đổi cấu trúc thực sự để chấm dứt các thực tiễn thương mại không công bằng.
Trung Quốc là một quốc gia thay đổi chậm. Cần có một chút kiên nhẫn. Việc đàm phán gia nhập WTO mất hơn một thập kỷ là một minh chứng cho điều này.
Vấn đề sau đó là trả lời câu hỏi làm thế nào để thực thi các điều khoản được ghi trong thỏa thuận vì Bắc Kinh từ lâu đã cảnh giác với sự giám sát bên ngoài(!?).