Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Trung Quốc và Mỹ điều tàu sân bay vào biển Đông và biển Hoa Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở cả hai vùng biển này.
Sự hiện diện cùng lúc của hải quân Mỹ và Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương diễn ra giữa những tranh cãi của Trung Quốc và Philippines ngày càng sâu sắc, sau khi các tàu Trung Quốc hiện diện tại khu vực Đá Ba Đầu ở Biển Đông, thuộc cụm Sinh Tồn trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Philippines khẳng định các tàu này do dân quân điều khiển, còn Trung Quốc một mực nói đây chỉ là tàu đánh cá.
Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định: Tuyên bố của Trung Quốc rằng các tàu nước này đang trú ẩn do thời tiết xấu là sai sự thật và tường thuật sai trái về các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông. "Ngày nào Trung Quốc còn trì hoãn thì Philippines vẫn tiếp tục đấu tranh ngoại giao", tuyên bố trên cho hay.
Manila bác bỏ khẳng định của Bắc Kinh rằng bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa là ngư trường truyền thống của Trung Quốc và một lần nữa yêu cầu các tàu thuyền rời khỏi khu vực.
Trong khi đó, tuần trước, Mỹ, Nhật Bản, Indonesia cũng đang gia tăng sức ép lên Trung Quốc.
Cụ thể, ngày 4/4, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, dẫn đầu là tàu USS Theodore Roosevelt đã tiến vào Biển Đông từ Eo biển Malacca. Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin cũng đang hiện diện ở Biển Hoa Đông.
Cũng trong ngày 4/4, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đi qua eo biển Miyako ngoài khơi phía Tây Nam Nhật Bản.
Động thái này diễn ra vài ngày sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc thúc giục Nhật Bản “dừng mọi động thái khiêu khích” đối với quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.
Trước đó, Tokyo đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về luật hải cảnh mà Trung Quốc thông qua hồi tháng 1, cho phép hải cảnh này bắn các tàu nước ngoài được coi là xâm phạm bất hợp pháp các vùng biển của Trung Quốc.
Về phía Việt Nam, hôm 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định hoạt động của tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quy định của Công ước về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải quốc gia ven biển.
Điều này cũng đi ngược lại tinh thần và nội dung Tuyên bố về Ứng xử của các nước trên Biển Đông (DOC), làm phức tạp thêm tình hình và gây bất lợi cho quá trình đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.
Bình luận về vấn đề này, Ben Schreer, Giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Macquarie ở Sydney nhận định, việc tàu sân bay Mỹ đi qua Biển Đông là nhằm đối phó với những yêu sách phi pháp của Trung Quốc và thể hiện với các đồng minh rằng, Washington là "một đối tác có khả năng và đáng tin cậy".
Trong khi đó, ông Ben Schreer, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Macquarie (Úc), cho rằng việc tàu sân bay Mỹ đi vào Biển Đông nhằm chống lại các yêu sách của Bắc Kinh tại vùng biển này và để gửi tín hiệu tới các đồng minh của Washington, gồm Philippines, rằng Mỹ là một "đồng minh hiệp ước đáng tin và có năng lực".
Có thể bạn quan tâm
06:15, 07/04/2021
04:00, 01/04/2021
05:30, 30/03/2021
05:08, 26/03/2021
05:27, 10/03/2021
05:15, 04/03/2021
04:00, 02/03/2021
15:31, 24/02/2021
18:12, 25/02/2021
05:30, 22/02/2021