Mỹ và châu Âu đã "thoát" Covid-19?

Diendandoanhnghiep.vn Trái ngược với Ấn Độ và một số quốc gia châu Á, Mỹ và châu Âu đang dỡ bỏ dần các biện pháp giãn cách nhờ triển khai chương trình tiêm chủng vaccine diện rộng.

Mỹ và một số nước châu Âu đang bắt đầu nới lỏng các quy định giãn cách

Mỹ và một số nước châu Âu đang bắt đầu nới lỏng các quy định giãn cách

Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã nới lỏng lệnh đeo khẩu trang bắt buộc. Theo đó, những người đã được tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine ngừa Covid-19 có thể không đeo khẩu trang ở nơi công cộng ngoài trời.

Tuy nhiên, CDC Mỹ vẫn khuyến cáo người dân nói chung nên đeo khẩu trang ở những không gian hẹp như là xe bus, máy bay, bệnh viện, nhà giam và nơi tạm trú cho người vô gia cư. Được biết, quyết định này được đưa ra khi các ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ hiện đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 9/2020. Các ca tử vong cũng giảm đáng kể, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm ngoái. Tỷ lệ xét nghiệm dương tính cũng giảm, xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Mỹ.

Tương tự, tại Anh, các ca nhiễm mới cũng giảm mạnh xuống còn khoảng 2.000 ca/ngày, so với gần 70.000 ca mắc/ngày trong mùa Đông vừa qua. Gần 38 triệu người Anh - khoảng 68% người trưởng thành - đã được tiêm liều vaccine đầu tiên. Gần 19 triệu người đã tiêm đủ cả 2 liều. Chính phủ quốc gia này cũng đã cho phép các nhà hàng, quán bar, bảo tàng… bắt đầu mở cửa trở lại.

Đức, Pháp, Hungary… cũng đã ban hành một số quy định nới lỏng giãn cách sau khi các dữ liệu cho thấy số ca nhiễm giảm dần và cho phép những người đã tiêm chủng đủ liều vaccine được Liên minh châu Âu (EU) cấp phép sử dụng gồm Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson hoặc đã có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 không phải cách ly khi nhập cảnh.

Các chuyên gia quốc tế nhận định, kết quả của Mỹ và châu Âu đã cho thấy hiệu quả của việc triển khai tiêm chủng vaccine diện rộng kết hợp với việc thực thi nghiêm ngặt các quy định và các biện pháp giãn cách trong thời điểm bùng dịch Covid-19. Vaccine ngừa Covid-19 đang làm giảm ca bệnh nặng và tử vong tại các quốc gia có đủ số lượng như Mỹ và Anh.

Theo bác sĩ Alex Spyropoulos - giáo sư tại Viện nghiên cứu y học Feinstein ở New York chỉ ra, các loại vaccine được Mỹ và châu Âu sử dụng đều là những loại có hiệu quả cao nhất trong việc phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 hiện nay. Mặc dù vẫn còn nhiều lo ngại về tác dụng phụ của các loại vaccine này, nhưng các kết quả ban đầu cho thấy, vaccine đã làm giảm đà lây lan Covid-19 khi có 50% cư dân đã được tiêm vaccine và 36% dân số được tiêm đầy đủ hai mũi.

Bên cạnh đó, bác sĩ Spyropoulos cũng nhận định, sau một thời gian dài không tuân thủ quy định đeo khẩu trang ra nơi công cộng, khẩu trang đã trở thành vật “bất li thân” người dân Mỹ và châu Âu khi ra bên ngoài.

“Khẩu trang luôn là một phần quan trọng trong nỗ lực chống Covid-19”, ông phân tích. “Khẩu trang vải hay khẩu trang phẫu thuật bình thường cũng đủ sức ngăn phát tán virus do chúng chặn được giọt bắn khi con người trò chuyện, ho hay hắt hơi. Việc ngày càng nhiều người dân Mỹ tuân thủ biện pháp đeo khẩu trang ngay cả khi tiêm vaccine cũng đã làm chậm nguy cơ lây lan của dịch bệnh”.

Có thể thấy, sau khi trải qua các đợt dịch thứ nhất và thứ hai, Mỹ và các quốc gia phương Tây đã siết chặt các biện pháp phong tỏa bên cạnh tăng cường xét để nhanh chóng phát hiện ca nhiễm và tăng cường truy vết tiếp xúc để ngăn chặn dịch lây lan. Cho đến thời điểm hiện tại, đây là những rào chắn hiệu quả giúp các nước từng là tâm dịch Covid-19 của thế giới giảm tỷ lệ các ca nhiễm mới và nhanh chóng thực hiện các bước khôi phục nền kinh tế.

Giới chuyên gia khuyến cáo, cần tiếp tục đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng

Giới chuyên gia khuyến cáo, đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng vẫn cần tiếp tục thực hiện

Mặc dù vậy, giới nghiên cứu cảnh báo, nếu tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt 80-90% trong vài tháng tới, các biện pháp giãn cách vẫn cần được thực hiện. Đặc biệt, sự xuất hiện của biến chủng B.1.617.2 tại Anh đang đe dọa quốc gia này phải tái áp đặt biện pháp hạn chế kinh tế và xã hội.

Dịch bệnh tại Ấn Độ và nhiều nước tại châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh đang có dấu hiệu khó kiểm soát và các biến chủng vẫn đang lây lan nhanh hơn. Chính vì vậy, Mỹ và châu Âu sẽ không an toàn với Covid-19 cho đến khi thế giới được bảo vệ khỏi Covid-19.

Do đó, việc nới lỏng quá sớm sẽ dẫn đến một làn sóng khác. Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng diện rộng và thực thi các biện pháp phù hợp với mức độ lây nhiễm, Mỹ và châu Âu cần phải giúp phần còn lại của thế giới kiểm soát dịch bệnh.

Đây không chỉ là một điều cần thiết về mặt đạo đức mà còn rất quan trọng đối với an ninh y tế của cả Mỹ và châu Âu. Mọi công dân châu Âu cần được tiêm phòng, nhưng người dân ở những nước nghèo và kém phát triển trên thế giới cũng vậy.

Mặt khác, theo bài viết trên Politico, mười một báo cáo trong 20 năm qua đã đưa ra những khuyến nghị thay đổi hệ thống y tế toàn cầu nhưng hần lớn chúng đã bị bỏ qua, dẫn đến thảm họa toàn cầu do Covid-19 gây nên. Các chuyên gia khuyến nghị, những nhà lãnh đạo của Mỹ và châu Âu cần thúc đẩy hơn nữa việc xây dựng một hệ thống hợp tác quốc tế để ứng phó để ngăn chặn đại dịch tiếp theo. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mỹ và châu Âu đã "thoát" Covid-19? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714185512 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714185512 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10