Người dân Ấn Độ đang phải đối mặt với loại nấm đen đang âm thầm lây lan trong khi vẫn phải chống chọi với dịch bệnh COVID-19, khiến cuộc khủng hoảng hiện tại càng thêm tồi tệ.
Bang phía tây Maharashtra, nơi có trung tâm tài chính Mumbai, Ấn Độ đã ghi nhận tới 300 trường hợp bị nấm đen. Khoảng 300 trường hợp khác cũng được báo cáo ở 4 thành phố bang Gujarat, trong đó có Ahmedabad. Chính quyền bang đã lệnh cho các bệnh viện công thành lập khu điều trị bệnh nhân bị nhiễm "nấm đen" trong bối cảnh ca nhiễm tiếp tục tăng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, Ấn Độ đã ghi nhận nhiều trường hợp bênh nhân Covid-19 tái nhập viện với nhiều triệu chứng khác nhau, gồm viêm xoang, mắt mờ, nước mũi màu đen có máu, hay vùng da xung quanh mũi bị sậm màu.
Theo chẩn đoán, họ mắc một loại bệnh hiếm gặp có tên gọi Mucormycosis (Nấm đen), gây ra bởi một nhóm nấm mốc gọi là Mucormycetes. Sinh vật này phát triển trong đất và phân hủy các chất hữu cơ. Loại nấm này thường không ảnh hưởng đến những người khỏe mạnh, nhưng tấn công mạnh nhất ở bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy yếu, bệnh nhân bị tiểu đường nặng, bệnh bạch cầu, ung thư hạch và các bệnh suy giảm miễn dịch khác, hoặc những người sử dụng thuốc ức chế hoạt động miễn dịch.
Akshay Nair, chuyên gia phẫu thuật mắt ở Mumbai cho biết, nấm mốc có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắt và trầy xước khác trên da, hoặc nhiễm trùng có thể bám vào xoang hoặc phổi sau khi người ta hít phải bào tử nấm. Và khi thâm nhập vào bên trong cơ thể người bệnh, nấm đôi khi có thể lây lan qua đường máu và ảnh hưởng đến các cơ quan khác, chẳng hạn như não, mắt, lá lách và tim.
Bệnh nấm đen có thể đe dọa tính mạng ở những người mắc bệnh tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch nghiêm trọng như bệnh nhân ung thư hoặc nhiễm HIV. Do đó, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50%.
Giáo sư Peter Collignon, thành viên ủy ban chuyên gia về kháng kháng sinh và các bệnh truyền nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khẳng định bệnh nấm đen rất nguy hiểm, có khả năng tử vong cao và cần phẫu thuật kết hợp sử dụng nhiều loại thuốc. Trừ khi được điều trị sớm, tình trạng nhiễm nấm thường chỉ có thể chấm dứt bằng việc phẫu thuật loại bỏ các phần mô chết.
Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, nhiều khả năng, sự gia tăng các ca bệnh nấm đen có thể bị kích hoạt bởi việc sử dụng steroid, một loại thuốc được dùng trong điều trị Covid-19 tại Ấn Độ. Trao đổi với Reuters, ông P Suresh, trưởng khoa mắt của Bệnh viện Fortis ở Mulund, gần Mumbai cho biết rằng bệnh viện của ông đã điều trị cho ít nhất 10 bệnh nhân nhiễm nấm đen trong hai tuần qua. Con số này nhiều gấp đôi so với thời điểm trước đại dịch.
“Tất cả những bệnh nhân nhiễm nấm đen đều bị nhiễm COVID-19 trước đó. Các bệnh viện đang đang chứng kiến sự gia tăng từ 100 đến 200% các trường hợp mắc bệnh nấm đen ở một số bang. Điều này chưa từng xả ra trong làn sóng dịch Covid-19 đầu tiên. Chuyên gia này cho biết.
Do đó, ông Suresh nhận định, có khả năng cao là việc sử dụng steroid nhiều hơn trong làn sóng Covid-19 thứ hai đã tạo điệu kiện để loại bệnh này phát triển. Việc sử dụng thuốc steroid này là một con dao hai lưỡi.
Các chuyên gia y tế tại Ấn Độ khuyến cáo, các bác sĩ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của các bệnh nhân Covid-19 khi họ được sử dụng thuốc steroid để có thể nhanh chóng điều trị bệnh nấm đen.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh thường gặp là nghẹt mũi hoặc chảy máu mũi, mờ mắt, sưng mắt hoặc sụp mí. Đồng thời, các mảng đen cũng có thể xuất hiện trên vùng da xung quanh mũi. Bên cạnh đó, các quốc gia cần tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, tránh tạo môi trường đông đúc, chật chội để nấm đen có cơ hội phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Những cảnh báo đáng lo ngại từ Ấn Độ
05:00, 12/05/2021
Xuất hiện chủng siêu lây nhiễm ở BV Bệnh Nhiệt đới TƯ có biến chủng Anh và Ấn Độ
00:37, 08/05/2021
Nepal nối tiếp Ấn Độ trở thành điểm nóng Covid-19 tại châu Á
15:32, 07/05/2021
Ấn Độ thách thức Trung Quốc trong cuộc đua startup kỳ lân
05:05, 07/05/2021