Theo báo cáo của Chính Phủ, trong năm 2021, cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý 7.092 vụ phạm tội về trật tự quản ký kinh tế với 6.533 đối tượng, 62 tổ chức…
Ngày 6/9, Ủy ban Tư pháp Quốc hội họp phiên thường trực mở rộng thẩm tra các báo cáo tư pháp, trong đó có báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2021, cơ quan chức năng đã phát hiện 7.092 vụ phạm tội về trật tự quản ký kinh tế (tăng gần 22%) với 6.533 đối tượng (tăng gần 24%), 62 tổ chức (tăng hơn 226%, trong đó có 10 pháp nhân thương mại). Riêng tội phạm tham nhũng đã phát hiện 297 vụ (tăng gần 24%), 528 đối tượng (tăng hơn 3%).
Trong đó, đã chỉ đạo tăng cường công tác nghiệp vụ, nhận diện vi phạm, chọn đúng khâu đột phá để phát hiện, xử lý theo phương châm “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”. Đáng chú ý, đã phát hiện, xử lý một số vụ án kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực y tế như vụ tại Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Sở Y tế Cần Thơ, Sơn La…; trong lĩnh vực giáo dục như vụ án tại Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Quảng Ninh… Việc này có tác dụng răn đe, lan tỏa, phòng ngừa chung trên cả lĩnh vực.
Cũng theo Báo cáo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia và của các địa phương đã tăng cường hiệu quả hoạt động, nhất là trong chỉ đạo đấu tranh các hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, các mặt hàng thiết yếu, thuốc, vật tư y tế phục vụ phòng, chống COVID-19. Cơ quan chức năng cũng đã điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng trong các cơ quan chức năng “bảo kê”, bao che cho hoạt động phạm tội kinh tế, buôn lậu.
Cụ thể, vụ án buôn lậu xăng dầu tại Đồng Nai đã khởi tố Ngô Văn Thụy, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực phía Nam, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan; vụ án sản xuất sách giáo khoa giả tại Hà Nội đã khởi tố nhiều đối tượng lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội.
Ngoài ra, nội dung Báo cáo của Chính phủ cũng nhận định, tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu diễn ra rất phức tạp, nhất là các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai gây thất thoát tài sản lớn. Các vi phạm trong hoạt động đấu thầu, đấu giá, xã hội hóa y tế và chỉ định thầu mua trang thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh COVID- 19; hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, trốn thuế, tiêu cực, tham nhũng “vặt” trong thực hiện các thủ tục hành chính…
Có thể bạn quan tâm
Bộ Công an khởi tố 12 đối tượng liên quan than lậu
21:03, 27/08/2021
Khởi tố chuyên viên Tổng cục Đường bộ nhận tiền chạy cấp thẻ “luồng xanh”
15:06, 27/08/2021
Bất thường đấu giá đất tại Phú Yên: Tiếp tục khởi tố 3 lãnh đạo cấp Sở
17:15, 26/08/2021
Vụ phát hiện hàng chục cá thể hổ ở Nghệ An: Khởi tố, bắt tạm giam bị can
18:51, 11/08/2021
Vụ bác sĩ Khoa rút ống thở: Cần sớm khởi tố về hành vi lừa đảo, giả mạo để trục lợi
22:11, 10/08/2021