Nam Định thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

TRUNG THÀNH 13/03/2024 03:00

Tỉnh Nam Định sẽ quan tâm phát triển quỹ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp tại các khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, khu vực tập trung khu công nghiệp.

>>>Nam Định: Cực phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng

Tỉnh Nam Định đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 17.882 căn hộ nhà ở xã hội. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, Nam Định sẽ thực hiện 11.424 căn; giai đoạn 2026 - 2030 làm 6.458 căn.

Tập trung phát triển nhà ở xã hội

Số lượng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp là 1.875 căn (giai đoạn 2021 - 2025 xây 1.650 căn; giai đoạn 2026 - 2030 xây 225 căn). Số lượng nhà ở xã hội cho công nhân là 16.007 căn (giai đoạn 2021 - 2025 xây 9.774 căn; giai đoạn 2026 - 2030 xây 6.233 căn).

Tỉnh Nam Định cho biết sẽ tập trung phát triển nhà ở xã hội tại các khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, khu vực tập trung khu công nghiệp. Đồng thời, khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội theo dự án. Nhất là các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản.

Nam Định dự kiến quỹ đất trong giai đoạn 2021 - 2025 là 916,54 ha trong đó: Đất phát triển nhà ở thương mại là 55,49 ha; đất phát triển nhà ở xã hội là 49,07 ha; đất phát triển nhà ở công vụ là 0,11 ha; đất phát triển nhà ở do người dân tự xây dựng trên đất được chuyển quyền sử dụng đất là 811,86 ha.

Nam Định đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 17.882 căn hộ nhà ở xã hội (Ảnh minh họa)

Nam Định đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 17.882 căn hộ nhà ở xã hội (Ảnh minh họa)

Còn trong giai đoạn 2026-2030, nhu cầu đất phát triển nhà ở của tỉnh là 954,53 ha trong đó: Đất phát triển nhà ở thương mại là 147,81 ha; đất phát triển nhà ở xã hội là 55,91 ha; đất phát triển nhà ở công vụ là 0,34 ha; đất phát triển nhà ở do người dân tự xây dựng trên đất được chuyển quyền sử dụng đất là 750,47 ha.

Nam Định dự kiến trong giai đoạn 2021 - 2025 cần 95.054 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại là 4.323 tỷ; trong giai đoạn 2026 -2030 nguồn vốn dự kiến là 133.907 tỷ đồng trong đó việc xây nhà ở xã hội cần 19.174 tỷ đồng.

Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 153/KH-UBND nhằm thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh. Qua đó giúp người dân có thu nhập thấp, thu nhập trung bình tại khu vực đô thị và công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, các đối tượng chính sách có cơ hội tiếp cận với nhà ở phù hợp với khả năng chi trả. Tác động đến giá thành phân khúc nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh, giúp thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.

Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở nhằm tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở theo cơ chế thị trường, đáp ứng mọi nhu cầu của người dân, đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.

Khu nhà ở công nhân do Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Bảo Minhp/(Ảnh: Báo Nam Định)

Khu nhà ở công nhân do Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Bảo Minh đầu tư (Ảnh: Báo Nam Định)

Quan tâm thúc đẩy

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, việc phát triển nhà ở hiện tại trên địa bàn tỉnh còn thiếu tính định hướng. Nhà ở thương mại có xu hướng phát triển mạnh hơn trong khi nhà ở dành cho nhóm đối tượng chính sách xã hội và người thu nhập thấp lại chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng thị trường bất động sản mất cân đối cung cầu, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Ngoài ra, tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh còn thấp, chỉ đạt gần 20%.

Sức hút nhà ở đô thị còn thấp, chưa thu hút được các nhà đầu tư. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ vẫn chưa đủ sức khuyến khích các chủ thể trong việc phát triển nhà ở xã hội, như các cơ chế ưu đãi về thuế, về đất đai, về các thủ tục đầu tư. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm. Công tác phát triển nhà ở mới chậm do thiếu cơ sở, căn cứ pháp lý cho các cấp chính quyền điều hành công tác quản lý, phát triển nhà ở. Do đó, Chương trình phát triển nhà ở được thông qua sẽ tạo căn cứ pháp lý để ngành Xây dựng tập trung thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở bền vững.

Theo tỉnh Nam Định: Nhằm cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố theo chức năng nhiệm vụ thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Việc phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp khu vực đô thị, công nhân khu công nghiệp phải được lồng ghép vào quy hoạch đô thị, quy hoạch công nghiệp, dịch vụ…, gắn với phát triển thị trường bất động sản, phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn của địa phương và tuân thủ pháp luật về nhà ở, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Tỉnh đã yêu cầu kiểm tra các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định về chất lượng, cơ cấu sản phẩm, giá thành để đáp ứng cho người thu nhập thấp, công nhân có cơ hội tiếp cận, cải thiện về nhà ở; bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện pháp luật về phát triển nhà ở xã hội.

đến năm 2025 Nam Định phấn đấu diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 29,0m2 sàn/người (Ảnh minh họa)

Nam Định phấn đấu đến năm 2025 diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 29,0m2 sàn/người (Ảnh minh họa)

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương bổ sung các chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; tổng hợp danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh do các sở, ngành và UBND cấp huyện đề xuất trên cơ sở phù hợp với quy hoạch tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở giới thiệu cho các doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu, đề xuất tham gia thực hiện dự án.

Đôn đốc chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của các dự án này theo tiến độ được phê duyệt. Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan nghiên cứu các giải pháp khuyến khích, thu hút đầu tư của tỉnh để thúc đẩy thực hiện các dự án nhà ở xã hội.

Đặc biệt, khi quy hoạch các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới phải kèm theo quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đảm bảo hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy định. Công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư. Quy hoạch, bố trí các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân độc lập tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn, trong đó có việc thực hiện bố trí quỹ đất nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị.

Có thể bạn quan tâm

  • Nam Định: Cực phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng

    Nam Định: Cực phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng

    03:00, 09/03/2024

  • Nam Định chuyển mình toàn diện và hiệu quả

    Nam Định chuyển mình toàn diện và hiệu quả

    21:51, 07/03/2024

  • Quy hoạch Nam Định trở thành động lực phát triển quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng

    Quy hoạch Nam Định trở thành động lực phát triển quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng

    18:31, 06/03/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nam Định thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO