Theo các chuyên gia, Tổng thống Nga Putin đã đưa an ninh của châu Âu và tương lai chính trị của chính mình vào một canh bạc mạo hiểm trong suốt 22 năm cầm quyền.
>>Chiến sự leo thang tại Ukraine, Mỹ và NATO đồng loạt chỉ trích Nga
Sau nhiều tuần tập trung quân gần biên giới Ukraine và đấu tranh ngoại giao với phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin sáng nay tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền đông Ukraine. Kiev đã ban bố tình trạng khẩn cấp và nhiều tiếng nổ lớn đã xuất hiện. Bộ Quốc phòng Nga sau đó tuyên bố tấn công các mục tiêu quân sự của Ukraine và phủ nhận dùng pháo binh tấn công thành phố của nước này.
Có rất nhiều sự tranh cãi xung quanh nguyên nhân dẫn tới hành động của Nga và các bước đi tiếp theo trong thời gian tới. Hiện nay, một số ý kiến cho rằng, cuộc tấn công bất ngờ của Nga được nhận định sẽ mang Kiev trở lại vòng ảnh hưởng của Moskva.
Theo ông Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU nhận định, mục đích của Tổng thống Putin lúc này chỉ là công nhận các khu vực ly khai và gần như chắc chắn sáp nhập hai vùng này vào lãnh thổ Nga như Crimea, sau khi ngăn cách các nước cộng hòa tự xưng với phần còn lại của Ukraine.
Ông Anne Applebaum, nhà sử học kiêm bình luận viên tại tạp chí Atlantic nhận định, Moscow có thể lo ngại về tâm lý chống Nga phát triển ngày càng tăng tại Ukraine trong những năm gần đây. Điều này đã tạo ra mối đe dọa đối với ảnh hưởng của Nga lên các nước láng giềng cũng như ổn định nội bộ của chính Nga.
"Khi Putin nhìn vào Ukraine, ông ấy dường như thấy một đất nước mà Nga có mối quan hệ lịch sử và văn hóa lâu đời đang chuyển dịch ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của Nga. Do đó, đối với một nhà lãnh đạo Nga từng sống trong thời kỳ Liên Xô tan rã, "sự trỗi dậy của Ukraine ở châu Âu có vẻ đáng ngại", chuyên gia này nhận xét.
Vì thế, ông Putin coi hành động can thiệp quân sự là một cơ hội để đưa Ukraine trở lại phạm vi ảnh hưởng của mình, theo Aleem.
Mặt khác, Tổng thống Putin cũng đang làm gia tăng bầu không khí trong các nước phương Tây khi tất cả đều đang chờ đợi các bước đi tiếp theo. Liệu Đức có thể hủy bỏ một lần và mãi mãi dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 khi đối mặt với việc vẽ lại các ranh giới quốc tế? Trong khi Đức đã tạm dừng quá trình phê duyệt đường ống, số phận dài hạn của nó vẫn chưa rõ ràng. Rất có thể, châu Âu sẽ chia rẽ về mức độ của các lệnh trừng phạt và căng thẳng có thể bùng phát trong NATO.
>>Căng thẳng Nga - Ukraine: Cận kề khủng hoảng năng lượng
Thế giới đang chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ở Ukraine sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho các lực lượng Nga tiến vào các khu vực ly khai ở miền Đông quốc gia này. Ông Andrew Wood, cộng sự tại Chương trình Nga và Á-Âu của Chatham House nhận định: “Không ai biết Tổng thống Nga sẽ làm tới đâu nhưng logic là ông ấy sẽ dừng lại khi có toàn quyền kiểm soát, điều tương tự mà ông ấy đang làm với Belarus. Dù sao đó vẫn luôn là mục tiêu của ông ấy”.
Có khả năng, Nga sẽ tìm cách điều quân đến các vùng lãnh thổ do phe ly khai tại Ukraine kiểm soát. Đây có thể là điểm dừng sau những diễn biến căng thẳng vài tháng qua, hoặc ít nhất là điểm dừng về mặt hành động trên thực địa.
Nga cũng có thể gây sức ép lên Ukraine theo những cách khác như phong tỏa các cảng của nước này dọc Biển Đen; Bằng cách duy trì một cuộc khủng hoảng thường trực, Moskva có thể khiến Kiev dè chừng, đồng thời cho thấy các đồng minh phương Tây không thực sự giúp đỡ Ukraine, từ đó giảm thiểu nguy cơ Ukraine gia nhập NATO. Hoặc có thể Nga sẽ tiếp tục tiến vào Kiev, nhằm phá hủy các căn cứ quân sự, thanh trừng giới tinh hoa của Ukraine, và xây dựng một chính phủ thân Nga.
Chắc chắn, ông Putin có nhiều suy tính hơn so với kịch bản đơn giản là chỉ kiểm soát một phần miền đông Ukraine. Tuy nhiên, phương Tây có thể hành động như thế nào để kiềm chế Nga, nếu có một cuộc xâm lược toàn diện đối với Ukraine, vẫn còn phải xem xét. Thách thức đối với Mỹ và các đồng minh đang ngày một trở nên rõ ràng hơn. Nếu Tổng thống Putin thành công trong việc tấn công Ukraine, ông khó có thể dừng lại ở đó.
Sự ngờ vực của ông đối với phương Tây và quan điểm về việc cần thay đổi vận mệnh của nước Nga giờ đây đã trở nên sâu sắc. Các chuyên gia cho rằng Tổng thống Putin dường như đang đánh cược tất tay trong cuộc chiến ở Ukraine trước khi bước vào cuộc bầu cử năm 2024 tại Nga.
Có thể bạn quan tâm