Nga tăng sự phụ thuộc vào đồng Nhân dân tệ

Diendandoanhnghiep.vn Việc sử dụng đồng Nhân dân tệ ngày càng tăng sẽ làm tăng sự phụ thuộc kinh tế của Nga vào Trung Quốc, nhưng không có nghĩa là đồng tiền này đang trở nên phổ biến hơn.

>> Chiến sự Nga - Ukraine: Những viễn cảnh đáng sợ!

Trong tuần này, đồng Nhân dân tệ lần đầu tiên vượt qua đô la Mỹ để trở thành ngoại tệ được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch Moscow khi căng thẳng với phương Tây đã đẩy nền kinh tế Nga xích lại gần Trung Quốc hơn.

Nga đã buộc phải giải quyết các giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ nhiều hơn sau khi bị phương Tây áp dụng biện pháp trừng phạt tài chính liên quan đến xung đột với Ukraine (ảnh: Reuters)

Nga đã buộc phải giải quyết các giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ nhiều hơn sau khi bị phương Tây áp dụng biện pháp trừng phạt tài chính liên quan đến xung đột với Ukraine (ảnh: Reuters)

Dữ liệu từ Moscow Exchange Group cho thấy, có tổng cộng 64.900 giao dịch Nhân dân tệ - rúp đã được hoàn thành vào ngày 3/10, với khối lượng giao dịch đạt 70,3 tỷ rúp (1,17 tỷ USD). Trong khi đó, giao dịch giao ngay của cặp đô la Mỹ - rúp đạt tổng cộng 68,2 tỷ rúp trên 29.500 giao dịch. Hoạt động giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ với đồng rúp tiếp tục gia tăng vào ngày 4/10, mặc dù ở mức thấp hơn một chút.

Như vậy, Nga đã buộc phải giải quyết các giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ nhiều hơn sau khi bị phương Tây áp dụng biện pháp trừng phạt tài chính liên quan đến xung đột với Ukraine. Trước đó, Hệ thống thanh toán toàn cầu Visa và Mastercard cũng đã tạm ngừng hoạt động ở Nga kể từ tháng 3 và một số ngân hàng Nga bị trục xuất khỏi hệ thống nhắn tin tài chính SWIFT cho phép chuyển tiền xuyên biên giới.

Theo dữ liệu của SWIFT, Nga đã trở thành thị trường lớn thứ ba cho các giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ ra nước ngoài trong tháng 8, chiếm 4,27% tổng thanh toán bằng Nhân dân tệ, sau Hồng Kông và Vương quốc Anh. Đây được xem là một quá trình không thể tránh khỏi kể từ khi Nga bị thúc đẩy “phi đô la hóa” nền kinh tế của mình dưới áp lực của các lệnh trừng phạt.

Một chuyên gia thuộc Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế cho biết, các thương nhân và doanh nghiệp Nga đang tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ. Trước cuộc chiến ở Ukraine, sự quan tâm đã tăng lên đáng kể đối với đồng Euro, nhưng hiện tại giải pháp thay thế này dường như không khả thi. Tuy nhiên vị chuyên cũng khẳng định, điều đó không có nghĩa là đồng Nhân dân tệ đang trở nên phổ biến hơn, mà nó phản ánh "sự bế tắc" Nga đang gặp phải.

Theo SCMP, tháng trước, Gazprom - công ty tinh lọc khí thiên nhiên lớn nhất của Nga đã thông báo các khoản thanh toán cho nguồn cung cấp khí đốt của họ cho Trung Quốc sẽ được thanh toán một nửa bằng đồng rúp và Nhân dân tệ. Các nhà phân tích cho rằng, đây là một nỗ lực của Bắc Kinh và Moscow nhằm cách ly mình trước sức ép của phương Tây và quyền bá chủ của đồng đô la Mỹ.

Việc sử dụng đồng Nhân dân tệ ngày càng tăng sẽ làm tăng sự phụ thuộc kinh tế của Nga vào Trung Quốc khi thương mại song phương gia tăng. Như vậy, Nga sẽ phải đến Trung Quốc và mua nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn ở đó nếu không muốn tất cả số tiền này bị đóng băng.

>> PBoC bật tín hiệu bảo vệ đồng Nhân dân tệ

Lệnh cấm SWIFT đối với các tổ chức tài chính của Nga cũng có khả năng đẩy nhanh việc mở rộng hệ thống thanh toán và giải quyết xuyên biên giới của chính Bắc Kinh (CIPS), vốn đã trở nên nổi bật hơn trong bối cảnh Mỹ đe dọa tách nền kinh tế của họ khỏi Trung Quốc vào năm 2019. Hệ thống này ra mắt vào tháng 10/2015 để cung cấp một hệ thống thanh toán và bù trừ Nhân dân tệ quốc tế độc lập, nhằm thúc đẩy việc sử dụng tiền tệ của Trung Quốc trên thế giới.

Tuy nhiên, đồng Nhân dân tệ vẫn còn kém xa so với đồng USD và các loại tiền tệ chính khác như đồng Euro khi nói đến thanh toán toàn cầu.

Kể từ đầu năm 2022 đến nay, đồng Nhân dân tệ đã suy yếu hơn 10% so với đô la Mỹ trong bối cảnh dòng vốn lớn chảy ra từ nền kinh tế số 2 thế giới và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất mạnh mẽ.

Mặc dù Bắc Kinh luôn kiểm soát chặt chẽ lượng tiền ra vào trong nước và quản lý tỷ giá đồng Nhân dân tệ một cách thận trọng, nhưng họ đã dần dần tự do hóa các giao dịch xuyên biên giới và cho phép chế độ tỷ giá hối đoái của mình dựa theo thị trường nhiều hơn trong những năm qua.

Các nhà phân tích kỳ vọng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) sẽ áp đặt thêm các biện pháp kiểm soát trong những tuần tới để ngăn chặn sự mất giá nhanh chóng của đồng Nhân dân tệ.

Trước những biến động trên thị trường, PBoC đã thiết lập tỷ giá trung tâm vững chắc hơn kể từ tháng 8, một dấu hiệu cho thấy các nhà chức trách đang cố gắng ngăn chặn đồng tiền ngày càng suy yếu. Cùng với đó là hai lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc, tỷ lệ này xác định lượng tiền gửi ngoại tệ mà các ngân hàng cần trích lập. Việc cắt giảm tỷ lệ này sẽ thúc đẩy nguồn cung ngoại tệ, góp phần nâng đỡ đồng Nhân dân tệ.

Becky Liu, Chuyên gia kinh tế vĩ mô tại Standard Chartered cho biết trong một lưu ý hồi đầu tháng rằng, Trung Quốc có thể cắt giảm tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc thêm 200 điểm cơ bản từ 7% xuống 5%. Ngân hàng trung ương cũng có thể đưa yếu tố phản chu kỳ trở lại mức cố định hàng ngày, một công cụ ảnh hưởng đáng kể đến giá trị của đồng Nhân dân tệ.

Thực tế, PBoC chưa bao giờ tiết lộ cách họ tính toán hệ số phản chu kỳ, nhưng việc điều chỉnh đã từng được sử dụng để giữ cho đồng tiền cố định ở một giá trị tương đối ổn định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nga tăng sự phụ thuộc vào đồng Nhân dân tệ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714195060 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714195060 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10