Nga vũ khí hóa năng lượng, Châu Âu lo ngại khủng hoảng

CẨM ANH 05/09/2022 04:30

EU có thể bị nhấn chìm trong cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa đông năm nay sau khi tập đoàn Nga Gazprom ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1.

>>Nga- Châu Âu sắp bước vào “trận chiến mùa đông”

Nga thông báo ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1.

Cụ thể, Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt vô thời hạn cho EU sau khi phát hiện rò rỉ trong đường ống Nord Stream 1 và sẽ chỉ khởi động lại khi hoàn thành xong sửa chữa. Động thái này diễn ra vài giờ sau khi các quốc gia Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã đồng ý áp giá trần đối với dầu Nga.

Có thể thấy, sau hàng loạt các động thái trừng phạt của phương Tây, Nga đã sử dụng khí đốt như vũ khí hạng nặng để đối phó với EU và các nước láng giềng của Nga. Cú sốc năng lượng đã cho thấy châu Âu phụ thuộc vào năng lượng Nga nhiều như thế nào trong những thập kỷ qua, và khu vực này đã không đa dạng nguồn cung LNG hoặc dầu mỏ.

Cơ quan quản lý mạng lưới của Đức cho biết nguồn cung cấp khí đốt của nước này đã được đảm bảo nhưng cảnh báo rằng tình hình đang căng thẳng và không thể loại trừ tình hình sẽ xấu đi. Tương tự, Thủ tướng Bỉ Alexandre de Croo cũng cảnh báo, Châu Âu sẽ phải trải qua giai đoạn khó khăn trong 5-10 năm tới.

Theo bà Angela Knight, cựu Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Energy UK, chiến thuật của Nga đã khiến Anh và EU hoảng sợ. Bà nói Anh và châu Âu quá phụ thuộc nguồn cung năng lượng từ các quốc gia mà không phải tất cả đều thân thiện với họ.

“Chúng ta đã sai lầm về chính sách năng lượng trong một thời gian dài. Mặc dù các nước đang trên đà đảm bảo đủ lượng khí đốt trong mùa đông này, tránh nguy cơ phải phân bổ khí đốt theo định mức. Tuy nhiên, EU sẽ đối mặt nhiều khó khăn để đảm bảo nguồn cung cho năm tới và những năm sau đó, bất chấp nỗ lực tìm kiếm các nguồn khí đốt thay thế", bà Angela Knight nhận định.

>>G7 chật vật áp giá trần dầu thô Nga

đường ống chuyển khí đốt Nga cho châu Âu. Đồ họa: Reuters.

Đường ống chuyển khí đốt Nga cho châu Âu. Đồ họa: Reuters.

Thực tế hiện nay cho thấy, EU đã tăng cường dự trữ khí đốt. Tới ngày 30/8, khối này đã đạt được mục tiêu dự trữ khí đốt trước thời hạn 2 tháng. Các quốc gia thành viên EU có kế hoạch tích trữ đầy các cơ sở dự trữ khí đốt dưới lòng đất ở mức 80% vào ngày 1/11 tới, nhưng đến ngày 28/8, mức lấp đầy đã đạt 79,94%.

Mới đây, Tập đoàn năng lượng nhà nước Ukraine Naftogaz cũng đã lên kế hoạch tăng cường sản xuất khí tự nhiên và dịch chuyển sang nguồn năng lượng thay thế trong nước, từ đó tích trữ đủ nhiên liệu để cung cấp cho EU vào mùa hề năm sau. CEO Naftogaz Yuriy Vitrenko nhận định với Reuters, "Ukraine có thể sản xuất đủ khí đốt để thay thế nguồn cung từ Nga nếu nước này thu hút đầu tư và công nghệ từ các đối tác phương Tây".

Tuy nhiên, Ukraine vẫn chưa thể tăng sản xuất trong nước những năm qua và tình hình sẽ không thay đổi, đặc biệt khi khoảng 75% cơ sở sản xuất khí đốt của Ukraine được cho là ở rất gần tiền tuyến.

Về cơ bản, có khả năng cuộc khủng hoảng năng lượng có thể kéo dài trong vài năm tới ở Châu Âu. Dù kịch bản châu Âu cạn kiệt khí đốt trong tương lai có thể sẽ không xảy ra, nhưng giá năng lượng cao duy trì trong thời gian dài sẽ thách thức sự ổn định chính trị cũng như khả năng phục hồi kinh tế của khu vực.

Có thể bạn quan tâm

  • Cảnh báo về năng lượng xanh: Hơn cả một cuộc khủng hoảng…

    Cảnh báo về năng lượng xanh: Hơn cả một cuộc khủng hoảng…

    04:28, 01/09/2022

  • Giá điện tăng vọt, Châu Âu xoay xở giải bài toán năng lượng

    Giá điện tăng vọt, Châu Âu xoay xở giải bài toán năng lượng

    04:00, 31/08/2022

  • Nhiều quốc gia

    Nhiều quốc gia "cấp tập" đối phó khủng hoảng năng lượng

    12:00, 25/08/2022

  • G7 chật vật áp giá trần dầu thô Nga

    G7 chật vật áp giá trần dầu thô Nga

    04:30, 04/09/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nga vũ khí hóa năng lượng, Châu Âu lo ngại khủng hoảng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO