Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái (kỳ I): Gian lận thời đại 4.0

Diendandoanhnghiep.vn Không chỉ gian lận ở thị trường truyền thống, việc gian lận trên không gian mạng, từ các trang cá nhân của người dùng facebook, zalo… đến các sàn giao dịch thương mại điện tử ngày càng tinh vi.

Vấn đề nổi cộm trong suốt thời gian qua và liên tục kéo dài đến nay chưa giải quyết nổi, đó là tình trạng sang chiết nạp gas trái phép, thu gom, cắt tai, mài vỏ, thay đổi kết cấu, logo, thậm chí mài chữ nổi trên thân vỏ của các hãng khác để chiếm dụng, biến thành bình gas của mình tung ra trên thị trường là cách mà các đối tượng thường làm.

Nhiều hàng nhái, hàng giả bán trên

Nhiều hàng nhái, hàng giả bán trên "chợ" thương mại điện tử khiến người tiêu dùng bị thiệt hại..

1001 kiểu gian lận

Có thể thấy, chỉ riêng với mặt hàng gas thôi cũng rất nhiều kiểu gian lận… vỏ bình, chưa kể chất lượng gas bên trong. Việc gian lận trong kinh doanh gas đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển lành mạnh thị trường này, làm giảm lòng tin của người tiêu dùng và nghiêm trọng hơn là gây bất ổn an ninh, trật tự trong xã hội.

Trên thực tế đã có không ít vụ tai nạn cháy nổ, gây nỗi đau thể xác và ám ảnh cuộc sống lâu dài của người dân, cộng đồng xã hội, mà nguyên nhân là từ gian lận trong kinh doanh gas.

Ông Trần Trọng Hữu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam nêu thực tế, có đến 40% các loại bình gas trên thị trường hiện nay là loại trôi nổi, không rõ nguồn gốc, các đối tượng gian lận thì cứ thu gom đi sang chiết nạp lậu để chiếm dụng mà thu lợi rất nhiều vì họ không mất chi phí đầu tư, không mất chi phí sơn sửa, chi phí kiểm định, chi phí về an toàn về phòng cháy chữa cháy.

"Trong hoạt động kinh doanh này trên thị trường là rất “xã hội đen”. Rõ ràng họ vi phạm, nhưng mà cơ quan chức năng lại không tịch thu được. Chính vì vậy làm ảnh hưởng rất lớn", ông Hữu nói.

Không chỉ với mặt hàng gas nói trên, có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng hàng giả, hàng nhái có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường, từ các “mẹt” hàng tạp hóa trên các phiên chợ vùng sâu, vùng xa đến hè phố các đô thị, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả những siêu thị cao cấp ở những đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nhằm “thử thách” mức độ sành sỏi của khách hàng.

Đa dạng về mẫu mã, “linh động” về giá cả và đặc biệt nguy hiểm hơn là còn phong phú cả chủng lọai, sản phẩm hàng hóa mang các nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng nhìn “y như thật”. Sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ, bên cạnh việc gây thiệt hại về kinh tế cho người mua, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Điển hình là đồ ăn, thức uống, thuốc chữa bệnh... giả, kém chất lượng khiến bệnh tật nhẹ thì không thuyên giảm, hoặc nặng hơn, thậm chí còn đe dọa tính mạng.

Tràn lan “chợ” thương mại điện tử

Đặc biệt, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với “những gian hàng ảo” lại tiếp tục rộng đường cho hàng nhái, hàng giả.

Không còn bó hẹp trên thị trường truyền thống, hàng nhái, hàng giả trở nên rất nóng, rất phức tạp và khó kiểm soát trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo, youtube… và cả các “chợ” thương mại điện tử.

Trong khi đó, đây được xem là mô hình kinh doanh đem lại nhiều tiện ích, là thành quả của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và nền kinh tế số, đem lại cơ hội kinh doanh, khởi nghiệp cho rất nhiều người. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán gian lận trên môi trường mạng đã khiến cho rất nhiều người bán hàng chân chính trên mạng xã hội bị ảnh hưởng.

Còn nhớ, tại một cuộc làm việc của các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương về thương mại điện tử hồi cuối tháng 8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nêu dẫn chứng về sự xuất hiện website giả mạo Sam Sung để bán hàng, và một số sàn/chợ thương mại điện tử có thương hiệu tiếp tục xuất hiện hàng giả cũng như có những quy định bất lợi cho người tiêu dùng nhưng lại được phát hiện bởi báo chí chứ không phải cơ quan quản lý Nhà nước.

 “Nếu chúng ta không quản lý tốt thì thương mại điện tử sẽ trở thành nơi dung dưỡng cho buôn lậu và gian lận thương mại, hàng giả”, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh, Giám đốc đối ngoại và truyền thông L'Oreál Việt Nam cho biết, trong rất nhiều sản phẩm hàng hóa tiêu dùng bị làm giả, làm nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc giả thương hiệu nổi tiếng, hoặc gắn mác “xách tay”… thì thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm là rất phổ biến.

Bà Trinh bày tỏ lo ngại về việc quảng cáo cho hàng giả xuất hiện khá công khai trên một số trang mạng uy tín đã gây nhầm lẫn và thiệt hại lớn cho người tiêu dùng.

Trên thực tế, việc nhận hàng mỹ phẩm khá nhộn nhịp, không phải thông qua bất kỳ thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm như các doanh nghiệp chính hãng đang phải trải qua, chẳng hạn như phải có công bố mỹ phẩm, chứng nhận tự do mậu dịch… “Phòng Cảnh sát kinh tế đã từng thực hiện việc kiểm tra các kho hàng xung quanh sân bay và bắt giữ lượng lớn hàng xách tay nhập lậu, tuy nhiên việc này cần ngăn chận ngay cửa ngõ vào thị trường Việt Nam một cách quyết liệt và hiệu quả hơn từ chính lực lượng chức năng...”, bà Tuyết Trinh cho biết.

Chỉ tính từ đầu năm đến nay, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 141.000 vụ, phát hiện, xử lý 82.300 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước 430 tỷ đồng. Hàng giả hàng nhái không chỉ thực hiện ở trong nước, sản xuất hàng giả còn có sự tham gia của các đối tượng nước ngoài và sử dụng phương tiện công nghệ, kỹ thuật cao để đối phó các cơ quan chức năng. Tinh vi hơn, hàng giả được sản xuất dưới dạng gia công sản phẩm chưa hoàn chỉnh ở một nơi, sau đó đặt gia công ở một nơi khác để lắp ráp, đóng gói thành phẩm, sau khi có đơn đặt hàng mới được gắn nhãn mác giả mạo nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và giao liền cho khách hàng đặt mua, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không cất trữ chờ tiêu thụ.

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường dẫn chứng, chỉ trong một thời gian ngắn kiểm tra tại khu vực chợ Bến Thành, Trung tâm Thương mại Sài Gòn Square (Thành phố Hồ Chí Minh) và khu vực chợ Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm- Hà Nội, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện và thu giữ hàng nghìn túi xách, quần áo, đồng hồ giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.

“Khi đã lưu thông trên thị trường, hàng giả mạo xuất xứ thường trà trộn cùng với hàng thật, hàng có xuất xứ rõ ràng, vì vậy, việc phát hiện vi phạm cũng gặp khó khăn...”, ông Đạt cho biết.

Thừa nhận thực tế này, Bộ trưởng Bộ Công thương nhận định, việc giám sát hoạt động kinh doanh ở thị trường truyền thống vốn đã khó khăn, quản lý các thương nhân trên sàn thương mại điện tử còn khó khăn, nan giải gấp nhiều lần.

Bởi một sàn giao dịch  thương mại điện tử hiện có thể lên tới hàng triệu người tham gia bán hàng. Trong khi đó, việc xóa sổ một gian hàng /website trên mạng lại có thể đóng ngay tức thì, mất hoàn toàn dấu vết nên rất khó cho công tác điều tra, xử lý. Trong khi đó, hành lang pháp lý chưa theo kịp với sự phát triển của thương mại điện tử, chế tài để xử lý lại chưa đủ sức răn đe đối với loại tội phạm này.

Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái (Kỳ II): Vướng pháp lý khiến càng “siết” càng gia tăng phức tạp

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái (kỳ I): Gian lận thời đại 4.0 tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713421472 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713421472 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10