Ngành Dược Việt Nam phát triển vẫn chưa đạt được kỳ vọng

ĐÌNH ĐẠI 05/07/2022 11:12

Đó là chia sẻ của ông Trần Ngọc Liêm – Giám đốc VCCI-HCM tại Hội nghị kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực dược phẩm và y tế.

>>>“Dư địa” phát triển ngành dược ở Việt Nam rất lớn

Hội nghị kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực Dược phẩm và Y tế

Hội nghị kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực Dược phẩm và Y tế do VCCI-HCM phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM và Hội đồng Xuất khẩu Dược phẩm Ấn Độ tổ chức - Ảnh: Đình Đại.

Ông Trần Ngọc Liêm – Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại TP.HCM (VCCI-HCM) cho biết: trong suốt những năm qua, mối quan hệ giữa Việt Nam - Ấn Độ luôn được hai nước quan tâm và củng cố không ngừng trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt, giai đoạn hậu COVID-19 là giai đoạn “vàng” để Việt Nam và Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư, kết nối chuỗi cung ứng nguyên liệu, sản xuất trong các lĩnh vực như điện tử, dệt may, da giày và dược phẩm …

Về quan hệ thương mại, Giám đốc VCCI-HCM Trần Ngọc Liêm cho biết, Ấn Độ đang nằm trong nhóm 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia quan trọng trong “chính sách hướng Đông” của Ấn Độ, điều này được thể hiện qua sự hợp tác đa chiều giữa hai nước trong những năm gần đây.

Ông Trần Ngọc Liêm - Giám đốc VCCI-HCM phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Đình Đại.

Ông Trần Ngọc Liêm - Giám đốc VCCI-HCM phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Đình Đại.

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ năm 2021 đạt 13,2 tỷ USD tăng 36,6 % so với năm 2020. Trong đó, Ấn Độ xuất khẩu sang Việt Nam 6,95 tỷ USD (tăng 2,5 tỷ USD - hay tăng 56,7% so với năm 2020); Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ 6,26 tỷ USD (tăng 1 tỷ USD, tương đương với tăng 19,6% so với năm 2020). Cán cân thương mại Việt Nam-Ấn Độ đổi chiểu từ xuất siêu 800 triệu USD (năm 2020) sang nhập siêu 692 triệu USD (năm 2021).

Riêng mặt hàng dược phẩm, Ấn Độ hiện xếp thứ 3 trong số các nhà cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam và là mặt hàng chủ lực của Ấn Độ xuất khẩu sang Việt Nam năm 2021 với trị giá đạt trên 267 triệu USD.

“Hai nước đặt ra mục tiêu sớm đưa kim ngạch thương mại hai chiều Viêt Nam - Ấn Độ đạt mức 15 tỉ USD trong thời gian tới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Việt Nam và Ấn Độ cần tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh và hỗ trợ nhau như: khai khoáng, hoá chất, dệt may, da giày, năng lượng, y tế - dược phẩm, công nghiệp phụ trợ, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng ô tô, máy nông nghiệp và công nghệ thông tin”, Giám đốc VCCI-HCM Trần Ngọc Liêm chia sẻ.

Các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: Đình Đại.

Các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: Đình Đại.

Về quan hệ đầu tư, theo Giám đốc VCCI-HCM Trần Ngọc Liêm, tính đến tháng 6/2022, Ấn Độ đứng thứ 24 trên 139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 328 dự án, tổng vốn đăng ký trên 1 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào khai thác dầu khí, chế biến khoáng sản, CNTT, nông sản… 

Cũng theo Giám đốc VCCI-HCM, Ấn Độ đang đứng thứ 3 toàn cầu về sản lượng sản phẩm dược phẩm và thứ 14 về giá trị. Những công ty dược phẩm hàng đầu của Ấn Độ đều đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế từ Mỹ, EU, Australia,... Việt Nam mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực dược phẩm, đặc biệt là sản xuất vaccxin phòng COVID-19.

Ông Liêm cho rằng, quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam hiện đáp ứng cho nhu cầu của gần 100 triệu dân với giá trị tiêu thụ thuốc bình quân đầu người khoảng 64 USD/năm. Thị trường ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng.

Hội nghị thu hút đông đảo doanh nghiệp 2 nước tham gia kết nối - Ảnh: Đình Đại.

Hội nghị thu hút đông đảo doanh nghiệp 2 nước tham gia kết nối - Ảnh: Đình Đại.

Theo đó, tổng chi tiêu cho y tế tăng từ 16,1 tỷ USD năm 2017 lên hơn 20 tỷ USD năm 2021. Chi tiêu cho dược phẩm cũng tăng đến hơn 6,6 tỷ USD trong năm 2021. Hệ thống sản xuất, kinh doanh dược phẩm được mở rộng nhanh chóng với khoảng 250 nhà máy sản xuất, 200 cơ sở xuất nhập khẩu, 4.300 đại lý bán buôn và hơn 62.000 đại lý bán lẻ.

Tuy nhiên, Giám đốc VCCI-HCM cho rằng, sự phát triển của ngành dược Việt Nam trong những năm gần đây vẫn chưa đạt được kỳ vọng, chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam.

“Hiện nay, có khoảng 300 doanh nghiệp dược phẩm Ấn Độ đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, trong đó có nhiều công ty dược phẩm lớn như Sun Pharma, Natco, Mylan… tuy nhiên, chưa có hợp tác liên doanh nào giữa doanh nghiêp hai nước trong ngành dược phẩm. Nếu có thể phát triển hợp tác liên doanh sẽ giúp chuyển giao các công nghệ cao trong sản xuất, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dược phẩm sang các quốc gia trong khu vực”, Giám đốc VCCI-HCM Trần Ngọc Liêm nhấn mạnh. 

Có thể bạn quan tâm

  • “Dư địa” phát triển ngành dược ở Việt Nam rất lớn

    “Dư địa” phát triển ngành dược ở Việt Nam rất lớn

    00:37, 29/06/2022

  • Triển vọng tăng trưởng của ngành dược nửa cuối năm 2022

    Triển vọng tăng trưởng của ngành dược nửa cuối năm 2022

    04:30, 09/06/2022

  • Traphaco lần thứ 2 liên tiếp là ông ty Đông dược uy tín nhất ngành Dược Việt Nam

    Traphaco lần thứ 2 liên tiếp là ông ty Đông dược uy tín nhất ngành Dược Việt Nam

    11:01, 15/01/2022

  • Marketing từ trái tim – Chìa khóa chinh phục khách hàng ngành Dược

    Marketing từ trái tim – Chìa khóa chinh phục khách hàng ngành Dược

    17:15, 09/09/2021

  • Cổ phiếu ngành dược - “Năm COVID thứ nhất” nhìn lại…

    Cổ phiếu ngành dược - “Năm COVID thứ nhất” nhìn lại…

    11:15, 27/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngành Dược Việt Nam phát triển vẫn chưa đạt được kỳ vọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO