Ngành gỗ trước đây được người ta ví như con gà đẻ trứng vàng, xuất khẩu nhiều, tạo ra nhiều công ăn việc làm, phần giá trị gia tăng người Việt Nam được hưởng cao hơn so với các ngành khác.
>>Ngành gỗ không còn là “gà đẻ trứng vàng”
Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam:
Tuy nhiên, đến nay, chúng tôi thấy khả năng tối đa hóa lợi nhuận của ngành gỗ đã xuống thấp. Doanh nghiệp gỗ đang gặp một số khó khăn:
Thứ nhất, phải đối mặt với phòng vệ thương mại. Chúng ta đang dần thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng chế biến và cung ứng sản phẩm gỗ cho các thị trường lớn. Từ năm 2018 khi có xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Việt Nam đã nhanh chân chớp thời cơ, chiếm lĩnh thị trường đồ nội thất tại Hoa Kỳ, nhưng cũng vì vậy, Hoa Kỳ thường xuyên khởi xưởng điều tra phòng vệ thương mại đối với sản phẩm gỗ từ Việt Nam.
Thứ hai, thách thức trong chuyển đổi xanh. Đến thời điểm này, ngành gỗ đã tích lũy được rất nhiều nỗ lực trong quá khứ để đảm bảo thích ứng với những yêu cầu mới của EU. Việt Nam đã đóng cửa rừng tự nhiên từ năm 2016, chúng ta nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu gỗ đầu vào vào từ Hoa Kỳ, EU và các nước khác. Những nước đó tuân thủ luật pháp, thực thi luật pháp rất tốt, nên chúng ta không lo lắng nhiều về nguy cơ lọt gỗ khai thác bất hợp pháp đưa vào chuỗi cung ở Việt Nam.
Cùng với khó khăn từ rào cản thị trường, thì ngành gỗ vẫn còn gặp phải những khó khăn từ những quy định trong nước. Vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng cũng khiến doanh nghiệp gỗ đau đầu trong 2 năm qua. Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính vẫn liệt kê sản phẩm gỗ vào nhóm sản phẩm rủi ro cao và phải có kiểm tra trước rồi mới hoàn thuế sau. Từ rừng trồng đến nhà máy ra sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu, có một hành trình rất dài, chuỗi rất phức tạp. Trong chuỗi đó, chỉ cần một mắt xích có vấn đề là doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ “lãnh đủ”. Nếu chậm hoàn thuế, coi như bị “om” 10% giá trị xuất khẩu, không còn vốn để tái đầu tư sản xuất, khiến doanh nghiệp vừa mất thời gian chờ đợi, vừa mệt mỏi.
Có thể bạn quan tâm