Mới đây, trái chủ của Công ty CP Tập đoàn Đua Fat (UpCOM: DFF) đã đồng ý gia hạn việc thanh toán gốc, lãi lô trái phiếu mã DFFH2123001 đã quá hạn, với dư nợ gần 112 tỷ đồng.
>>>"Cởi trói" trái phiếu doanh nghiệp: Vực dậy niềm tin thị trường
Theo đó, trái chủ chấp thuận Đua Fat được thanh toán theo lộ trình cam kết thanh toán gốc, lãi trái phiếu DFFH2123001. Đồng thời quy định các vấn đề liên quan về xử lý tài sản đảm bảo.
Đối với lộ trình thanh toán, Đua Fat sẽ phải thanh toán tổng cộng hơn 25,6 tỷ đồng tiều gốc và lãi trái phiếu, trong đó, 22,38 tỷ đồng tiền gốc và 3,24 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu, vào ngày 1/3/2023. Lãi suất áp dụng là 11,75%.
Từ ngày 2/3/ - 15/5/2023, Đua Fat chỉ phải trả tiền lãi quá hạn của dư nợ trái phiếu còn lại là 89,520 tỷ đồng, nhưng lãi suất sẽ tăng lên mức 17,625%/năm, tương đương với số tiền phải thanh toán cho trái chủ là hơn 3,24 tỷ đồng.
Từ ngày 15/6 – 14/7/2023, Đua Fat sẽ phải thanh toán cả gốc, lẫn lãi trái phiếu còn lại cho trái chủ, với 2 đợt thanh toán, với tổng số tiền thanh toán là hơn 91,48 tỷ đồng. Trong đó, 89,520 tỷ đồng gốc trái phiếu còn lại và hơn 1,9 tỷ đồng tiền lãi. Lãi suất áp dụng là 17,625%/năm.
Nghị quyết quy định, chậm nhất 2 ngày làm việc trước ngày thanh toán thực tế, Đua Fat phải có trách nhiệm đảm bảo số dư của tài khoản dự phòng trả nợ tối thiểu bằng 100% tổng giá trị thanh toán vào ngày thanh toán thực tế. Tại ngày thanh toán thực tế, Đua Fat sẽ chuyển khoản 100% số tiền phải thanh toán vào tài khoản của trái chủ.
Trong trường hợp, Đua Fat không chuyển khoản hoặc chuyển khoản không đầy đủ vào tài khoản dự phòng trả nợ trái phiếu số tiền để thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong thời gian quy định, Đua Fat được phép khắc phục trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày Đua Fat không đảm bảo số dư tài khoản dự phòng trả nợ trái phiếu theo cam kết nêu trên.
Nếu Đua Fat không thực hiện lộ trình thanh toán theo cam kết, thì trái chủ sẽ xử lý tài sản đảm bảo của trái phiếu DFFH2123001. Trường hợp không thể đảm bảo số dư tại tài khoản dự phòng trả nợ trước ngày đáo hạn theo quy định và không thực hiện thanh toán đầy đủ khoản gốc tại ngày đáo hạn, trái chủ sẽ không xử lý tài sản bảo đảm trái phiếu tại thời điểm đáo hạn.
Tính đến ngày 31/12/2022, tổng nợ phải trả của Đua Fat lên đến hơn 3.450 tỷ đồng, cao hơn gấp 3,7 lần vốn chủ sở hữu và chiếm hơn 79% tổng tài sản của doanh nghiệp. Tổng nợ của Đua Fat tăng 1.294 tỷ đồng, tương đương với tăng 60% so với hồi đầu năm. Trong cơ cấu tổng nợ của doanh nghiệp này, chiếm tỷ lệ lớn nhất và tăng cao nhất là khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn.
Cụ thể, vay nợ tài chính ngắn hạn là hơn 1.682 tỷ đồng, tăng hơn 93,7% so với đầu năm và nợ thuê tài chính dài hạn đạt hơn 907 tỷ đồng, tăng gần 84% so với hồi đầu năm; Phải trả người bán dài hạn cũng tăng gần 114%, lên hơn 772 tỷ đồng.
Theo thuyết minh, Đua Fat vay ngắn hạn tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Tây Hồ hơn 363 tỷ đồng; vay tại Ngân hàng PG Bank chi nhánh Hà Nội 85 tỷ đồng; vay tại Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Thăng Long hơn 555,9 tỷ đồng; vay tại Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Sơn Tây hơn 144 tỷ đồng và vay tại Ngân hàng Vietinbank hơn 3,5 tỷ đồng. Cùng với hơn 81 tỷ đồng vay dài hạn tại các ngân hàng đến ngày trả và hơn 50,8 tỷ đồng nợ thuê tài chính đến hạn trả.
Đối với vay và nợ thuê tài chính dài hạn, Đua Fat vay của các ngân hàng hơn 412 tỷ đồng, trong đó, khoản vay lớn nhất là tại Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Thăng Long với hơn 269 tỷ đồng. Nợ thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Vietcombank và Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Vietinbank hơn 84,6 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng đang nợ trái phiếu dài hạn với hơn 410 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh, năm 2022, tổng doanh thu thuần của Đua Fat đạt hơn 1.645 tỷ đồng, tăng gần 26% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp cũng tăng hơn 24,5%, lên hơn 1.460 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp về còn hơn 184 tỷ đồng.
Trong năm, thu nhập từ hoạt động tài chính giảm mạnh hơn 81%, xuống còn 744 triệu đồng, trong khi chí phí cho hoạt động này lại tăng mạnh lên hơn 120 tỷ đồng, tương đương với tăng gần 52%. Trong đó, gánh nặng lãi vay chiếm tới hơn 99,4 tỷ đồng; chi phí bán hàng không ghi nhận; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ lên hơn 30 tỷ đồng. Kết quả, năm 2022, doanh nghiệp báo lãi sau thuế giảm 16% so với năm 2021, còn 21 tỷ đồng.
Không chỉ lợi nhuận sụt giảm, dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp này cũng ghi nhận âm kỷ lục hơn 688 tỷ đồng, cùng kỳ chỉ âm hơn 68 tỷ đồng. Dòng tiền đầu tư cũng âm nặng hơn 766,7 tỷ đồng, tăng gần 285% so với năm 2021 và dòng tiền tài chính dương hơn 1.405 tỷ đồng, chủ yếu do tăng nợ vay. Đến cuối năm, doanh nghiệp còn hơn 52 tỷ đồng tiền và tương đương tiền. Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp, dòng tiền kinh doanh và dòng tiền đầu tư của doanh nghiệp này âm kỷ lục, doanh nghiệp cũng liên tục huy động dòng tiền tài chính để bù đắp thâm hụt dòng tiền và mở rộng đầu tư.
Có thể bạn quan tâm
"Cởi trói" trái phiếu doanh nghiệp: Vực dậy niềm tin thị trường
16:00, 12/03/2023
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Lời giải trái phiếu bất động sản
04:37, 11/03/2023
Giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị định 08 về trái phiếu doanh nghiệp
18:20, 10/03/2023
Nghị định 08/2023: Giải pháp tình thế "gỡ rối" cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
03:30, 10/03/2023
Nghị định 08/2023: Động lực khơi thông thị trường trái phiếu doanh nghiệp
03:20, 09/03/2023