Nghệ An nỗ lực “khai tử” nhiều “điểm đen” ô nhiễm môi trường

Diendandoanhnghiep.vn Có tới 61/77 cơ sở ô nhiễm môi trường (ONMT) đã được đưa ra khỏi danh sách “điểm đen” gây nguy hại tới đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn Nghệ An.

Tuy nhiên, theo xác nhận của ngành chức năng, đến nay Nghệ An vẫn còn 16 cơ sở ONMT chưa được xử lý vì thiếu kinh phí, đòi hỏi kỹ thuật cao, nằm ở khu vực công ích…khiến địa phương vẫn đang phải loay hoay không biết bao giờ mới giải quyết dứt điểm.

Nỗ lực xoá sổ “điểm đen” ONMT

Từ ngày ngày 15/9/2011, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định 3750/QĐ-UBND-ĐC về việc công bố danh sách các cơ sở ONMT trên địa bàn các huyện, thị. Tiếp đó, vào ngày 01/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 1788/QĐ-TTg công bố giai đoạn năm 2003 đến năm 2015, toàn tỉnh Nghệ An có 77 cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trong danh sách ONMT và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

>>Ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp và trách nhiệm của chính quyền địa phương

Việc ban hành các quyết định nói trên của cấp có thẩm quyền nhằm mục đích rà soát, định vị các điểm đang bị ONMT trên địa bàn Nghệ An nhằm có phương án xử lý triệt để, đảm bảo đời sống sinh hoạt ổn định cho người dân. Cũng sau khi có công bố 77 cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trong danh sách ONMT, từ năm 2016 đến nay, Nghệ An chưa phát hiện, công bố thêm điểm nào phát sinh về ONMT.

Theo xác nhận của cơ quan chức năng, đến nay Nghệ An đã nỗ lực xoá sổ 61 cơ sở sản xuất kinh doanh gây ONMT và đã được xác nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để. Có nghĩa là, trong tổng số 77 cơ sở ONMT trên địa bàn, đến nay Nghệ An đã đưa ra khỏi danh sách 61 cơ sở. Nhiều cơ sở gây ONMT đã được xử lý triệt để, không để phát sinh nguồn gây ONMT phức tạp, trở thành mối lo ngại cho người dân địa phương.

Tỉnh Nghệ An đã có 61/77 cơ sở ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xác nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để

Tỉnh Nghệ An đã có 61/77 cơ sở ONMT, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xác nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để

Đơn cử, vào ngày 29/6/2011, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 2483/QĐ-UBND.ĐN phê duyệt dự án xử lý triệt để ONMT nghiêm trọng với tổng kinh phí thực hiện 28 tỷ đồng. Dự án xử lý ONMT này cũng được giao UBND thị xã Thái Hòa làm chủ đầu tư.

Theo ghi nhận, đến nay, sau khi dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng đã chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường từ nhiều năm nay. Cuộc sống của người dân cũng trở lại trạng thái bình thường, nỗi ám ảnh về cảnh sống chung với ONMT cũng đã được xoá bỏ.

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Xử lý nghiêm mọi hành vi gây ô nhiễm môi trường

Đến nay, cơ quan có thẩm quyền cũng đã kiểm tra và cấp giấy chứng nhận hoàn thành xử lý triệt để cho 32 cơ sở từng gây ONMT. Cụ thể, trước năm 2018 có 17 đơn vị; năm 2018 có 7 đơn vị; năm 2019 có 4 đơn vị; năm 2020 có 2 đơn vị và mới nhất là năm 2021 có 2 đơn vị bao gồm Cơ sở cai nghiện bắt buộc (Cơ sở 2) và Công ty CP bia Hà Nội - Nghệ An.

Vẫn còn đó nhiều nỗi lo ô nhiễm

Tuy nhiên, theo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An, hiện địa phương vẫn còn 16 cơ sở sản xuất kinh doanh còn gây ONMT. Đáng quan tâm, trong số 16 cơ sở thì hiện còn tồn tại 9 cơ sở gây ONMT nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều mối lo ngại cho cuộc sống dân sinh.

Riêng đối với Công ty CP mía đường Sông Lam, vào tháng 5/2022, Sở TN&MT Nghệ An đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản và chuyển cơ quan có thẩm quyền ban hành xử lý vi phạm hành chính số tiền 45 triệu đồng do hành vi quản lý chất thải rắn công nghiệp không đúng quy định.

>>“Lá chắn” nào ngăn ô nhiễm môi trường từ làng nghề?

Đáng quan tâm, trong tổng số 16 cơ sở gây ONMT còn tồn tại hiện có 2 bệnh viện đang cải tạo khắc phục hệ thống xử lý nước thải là Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành và Bệnh viện Ung bướu Nghệ An. Bên cạnh đó, Nghệ An đang có 2 bệnh viện đang trong giai đoạn thống nhất lựa chọn công nghệ xử lý ONMT với chủ đầu tư là Ngân hàng tái thiết Đức gồm Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Kỳ, Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại bãi rác ở nhiều địa phương trên địa bàn Nghệ An đến nay vẫn chưa thể xử lý triệt để

Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại bãi rác ở nhiều địa phương trên địa bàn Nghệ An đến nay vẫn chưa thể xử lý triệt để (trong ảnh: Bãi rác thải của huyện Đô Lương tại xã Hồng Sơn)

Qua thống kê cho thấy, các cơ sở còn tồn tại tình trạng gây ONMT trên địa bàn Nghệ An hiện nay chủ yếu tập trung vào các đơn vị công ích như bệnh viện và bãi tập kết xử lý rác thải sinh hoạt ở nhiều huyện, thị, thành. Riêng về các bãi rác thải sinh hoạt gây ONMT tập trung tại 05 địa phương như: Thị xã Cửa Lò, huyện Diễn Châu, bãi rác Đông Vinh tại TP Vinh, 2 bãi rác huyện Hưng Nguyên và Nam Đàn mới bắt đầu triển khai xử lý. Mặt khác, đối với ãi rác huyện Tân Kỳ và huyện Con Cuông hiện Nghệ An đang tiến hành hoàn thiện các thủ tục để lập hồ sơ xin hỗ trợ kinh phí xử lý.

Trao đổi với báo chí, ông Lê Văn Hưng – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An cho biết, thời gian qua, Sở TNMT đã tích cực đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở gây ô nhiễm thực hiện các biện pháp xử lý triệt để theo phương án đã được phê duyệt, đảm bảo đúng tiến độ đề ra.

Tuy nhiên, một số cơ sở do rác thải đặc thù, phức tạp (bệnh viện, bãi rác...) nên việc đầu tư cho các công trình xử lý rác triệt để đòi hỏi công nghệ, chi phí rất cao. Bên cạnh đó, các cơ sở là đơn vị thuộc khu vực công ích, không chủ động được nguồn kinh phí, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách bố trí. Chính vì vậy, tiến độ xử lý tại các cơ sở này thường chậm hơn so với thời gian quy định.

Để từng bước nâng cao công tác bảo vệ môi trường, vào ngày 14/7/2022, ông Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh (bây giờ là Phó Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An) đã ký ban hành Kế hoạch 509/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 02/3/2022 nêu rõ, phải xác định công tác bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

“Thường xuyên liên tục và gắn với các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, toàn diện, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

Làm rõ nội dung, phân công trách nhiệm cụ thể, bảo đảm sự phối hợp hiệu quả, đúng tiến độ trong Kế hoạch đề ra giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã” – ông Hoàng Nghĩa Hiếu yêu cầu tại Kế hoạch 509/KH-UBND.

Trước đó, vào vào ngày ngày 02/3/2022, Tỉnh uỷ Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU về về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2030.

Theo đó, mục tiêu của Nghị quyết 08 đặt ra là vào năm 2025, 100% khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Đặc biệt, đến năm 2025, Nghệ An phấn đấu đạt 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để; tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị đạt 97% (năm 2025), đạt 99% (năm 2030) và tại khu vực nông thôn đạt 70% (năm 2025), đạt 80% (năm 2030); tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 93% (năm 2025), đạt 95% (năm 2030); tỷ lệ khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật được xử lý, cải tạo đạt 55% (năm 2025), đạt 75% (năm 2030)…

  

 

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghệ An nỗ lực “khai tử” nhiều “điểm đen” ô nhiễm môi trường tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713630078 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713630078 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10